Trẻ Tính Toán Chậm: 10 Dấu Hiệu – 5 Giải Pháp Cho Bố Mẹ

Rất nhiều bố mẹ hiện nay có con đang vật lộn với môn toán. Nếu không có giải pháp cụ thể, trẻ rất khó cải thiện được kỹ năng tính toán, bố mẹ cũng đứng ngồi không yên.
Một trong những lời phàn nàn phổ biến nhất cho những trẻ tính toán chậm, không thích học toán là toán quá khó hoặc trẻ không đủ thông minh.
Thật đáng buồn, những lời phàn nàn kiểu như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành công của bất kỳ đứa trẻ nào trong toán học.
Trong bài viết này, Blog Nuôi Dạy Con sẽ giúp bố mẹ biết chi tiết nguyên nhân khiến trẻ tính toán chậm, dấu hiệu thường gặp ở trẻ gặp khó khăn với môn toán và cách giúp trẻ tính toán chậm, không thích học toán cải thiện hơn.
1. Tổng quan về toán học và kỹ năng cần có
Toán học là khả năng nhận biết và áp dụng các khái niệm toán học trong mọi lĩnh vực cuộc sống.
Kỹ năng tính toán liên quan đến việc hiểu các con số, biết cách đếm, giải được các bài toán về số, đo lường, ước tính, sắp xếp, biết cộng, trừ, nhân, chia các số,….
Trẻ em và người lớn cần nắm các kỹ năng tính toán để làm những công việc hằng ngày như:
- Giải quyết vấn đề – Ví dụ, tôi có đủ thời gian đi bộ đến trường hay không?
- Phân tích và hiểu ý nghĩa của thông tin – Ví dụ, tôi cần bao nhiêu tiền để mua được bộ đồ chơi?
- Đưa ra lựa chọn – Ví dụ, chiếc xe đạp nào có giá trị tốt nhất?
Phần lớn các vấn đề của cuộc sống đều cần kỹ năng toán học. Vì vậy, trải nghiệm hằng ngày của trẻ chính là cơ hội đặt nền móng cho khả năng tính toán sau này.

2. Nguyên nhân trẻ tính toán chậm
Trẻ em bắt đầu học kỹ năng tính toán ngay từ lúc chúng được sinh ra thông qua các hoạt động vui chơi hằng ngày.
Toán học khó ở chỗ nó là môn học tích lũy, kỹ năng toán học được xây dựng năm này qua năm khác xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ.
Vì nó khó nên sẽ có trẻ học tốt và không tốt. Trẻ tính toán chậm thường phải nỗ lực rất nhiều về tinh thần và thể chất để có thể bắt kịp bạn bè.
Dưới đây là 3 nguyên nhân chính làm trẻ tính toán chậm & không thích học toán:
2.1 Trẻ chưa nắm được kiến thức cơ bản
Như mình có đề cập trước đó, toán học là môn học tích lũy. Để học được môn toán, trẻ cần phải học và hiểu những điều cơ bản nhất.
Nếu trẻ không nắm được kiến thức cơ bản thì việc chuyển sang kiến thức nâng cao là một thách thức rất lớn với trẻ.
Ví dụ, trẻ chưa nắm vững được kiến thức cơ bản của phép cộng, trừ sẽ rất khó nắm khái niệm phép nhân và chia.
- Tham khảo thêm: Trẻ học trước quên sau phải làm sao?
2.2 Chứng lo âu toán học
Chứng lo âu toán học là tình trạng rất phố biến, các triệu chứng lo âu toán học bao gồm:
- Tránh né
- Thụ động
- Nói những điều tiêu cực về môn toán
- Hồi hộp, ra mồ hôi tay, tăng nhịp tim, đau dụng, chóng mặt,…
Trẻ em có thể mắc chứng lo âu toán học từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành.
Với những trẻ tính toán chậm đang gặp khó khăn với môn toán, cảm giác căng thẳng và lo lắng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc giải toán trong học tập và cuộc sống.
Bố mẹ cần cảm thấy bình thường khi biết rằng con mình không phải là trường hợp duy nhất gặp tình trạng này.

2.3 Trẻ bị khuyết tật học tập
Có nhiều khuyết tật học tập liên quan tới việc học toán, điển hình là Dyscalculia – chứng khó học toán.
Theo Tiến sĩ Daniel Ansari, giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học Western Canada, trẻ mắc Dyscalculia sẽ gặp tình trạng:
- Khó khăn trong việc ghi nhớ số, các quy tắc và khái niệm
- Trẻ không nắm được kiến thức về con số, vật lộn với khái niệm lớn hơn, nhỏ hơn, thậm chí trẻ còn không phân biệt được ” Năm ” và số ” 5 “.
Các nhà nguyên cứu không biết nguyên nhân chính xác gây ra chứng khó học toán Dyscalculia. Họ nghi ngờ nó liên quan đến di truyền và cấu trúc của bộ não.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ tính toán chậm
- Bày tỏ nhận xét tiêu cực về môn toán
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của trẻ tình toán chậm đó là bày tỏ nhận xét tiêu cực về môn toán như ” Con ghét môn toán ” hoặc ” Con không học được toán “.
Trẻ sẽ tránh các hoạt động liên quan đến toán như làm bài tập, học bài, trò chơi đòi hỏi tính toán,…
- Thường xuyên lo lắng về môn toán
Lo lắng là tâm trạng rất phổ biến ở trẻ tính toán chậm. Tình trạng này có thể xảy ra khi làm bài kiểm tra trên lớp, thậm chí là bài tập về nhà.
Mặc dù trẻ có thể hiểu các khái niệm nhưng tâm trạng lo lắng dẫn đến trẻ quên đi những gì đã học và cách áp dụng kiến thức khi làm bài tập.
- Điểm toán thấp hơn các môn học khác
Điểm toán thấp hơn các môn học khác cũng phần nào phản ánh tình trạng trẻ gặp khó khăn với toán.
Trẻ tính toán chậm dẫn đến kết quả môn toán không như ý muốn. Trẻ sẽ tập trung vào các môn học dễ hơn, dành ít thời gian và được kiểm cao hơn.
- Khó quản lý thời gian
Quản lý thời gian là một kỹ năng khó với nhiều người, kể cả người lớn.
Với trẻ tính toán chậm, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc xác định khoảng thời gian như tính giờ trên đồng hồ, xác định giờ thức dậy, đến trường,..
- Khó tính nhẩm
Tính nhẩm bằng ngón đặc biệt hữu ích trong thời gian đầu làm quen với toán.
Nhưng khi trẻ lớn hơn, tiếp xúc với những con số lớn hơn mà vẫn sử dụng ngón tay để đếm thì có thể là dấu hiệu của trẻ tính toán chậm.

- Khó áp dụng kiến thức toán học vào thực tế
Trẻ có thể hiểu các khái niệm toán học, nhưng gặp khó khăn trong việc áp dụng kiến thức toán học vào thực tế.
Ví dụ, trẻ không biết bao nhiêu ngày nữa là đến sinh nhật, không biết tính tiền thối lại, không biết cách sử dụng đồng hồ,…
- Không cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề
Khi gặp một bài toán khó, trẻ sẽ không tìm cách giải mà sẽ thử một giải pháp thoải mái hơn.
- Gặp khó khăn khi nắm các khái niệm toán học
Toán học là môn của sự tích lũy, kiến thức bài trước sẽ có mối liên hệ với kiến thức bài học sau.
Trẻ tính toán chậm thường sẽ gặp khó khi nắm bắt khái niệm, từ đó hạn chế việc củng cố các kỹ năng toán học.
- Trẻ khó tập trung chú ý
Nếu trẻ bồn chồn, mất phương hướng khi làm toán hoặc có vẻ mệt mỏi về tinh thần thì có thể trẻ đang gặp khó khăn với môn toán.
Ngoài trẻ, trẻ khó tập trung chú ý còn có thể đến từ việc trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý ADHD. Nếu con bạn đang gặp tình trạng này, hãy đọc thêm bài viết về trẻ khó tập trung tại đây.
- Trẻ không đạt được các mốc quan trọng
Trẻ sẽ đạt được các mốc toán học nhất định theo độ tuổi. Nhưng đôi khi, trẻ tính toán chậm sẽ cần nhiều thời gian hơn để đạt được chúng.
Ví dụ, trẻ gặp khó khăn khi làm phép cộng 2 chữ số, trong khi đó bạn bè cùng trang lứa lại thực hiện dễ dàng.
4. Cách giúp trẻ tính toán chậm vượt qua khó khăn
Là bố mẹ, một trong những mục tiêu lớn nhất của cuộc đời là giúp con thành công. Tuy nhiên, bước đầu tiên là phải xác định đúng vấn đề trẻ đang gặp phải và tìm cách khắc phục được nó.
Kỹ năng toán học sẽ đồng hành cùng trẻ trong suốt cuộc đời. Nếu trẻ tính toán chậm, gặp khó khăn về toán thì bố mẹ có thể áp dụng 5 cách dưới đây để biến môn toán thành môn mà trẻ yêu thích.
4.1 Làm cho toán học trở nên vui hơn
Đối với một số trẻ tính toán chậm, điều bố mẹ cần làm là biến môn toán từ một thứ khiến chúng sợ hãi thành một thứ chúng yêu thích.
Cách tiếp cận toán học bằng giấy và bút truyền thống không phải lúc nào cũng hiểu quả và đó là lúc bố mẹ cần sự sáng tạo.
Bạn có thể dạy toán thông qua các trò chơi như toán đố, toán ứng dụng vào cuộc sống,…Việc không đặt nặng điểm số sẽ giúp trẻ mở lòng, tâm trạng thoải mái sẽ tiếp thu tốt hơn.
- Tham khảo thêm: Trẻ chậm tiếp thu nên làm gì?

4.2 Kết hợp toán học vào cuộc sống
Toán học tồn tại trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng liệu trẻ có biết điều đó không?
Bố mẹ hãy kết hợp việc học toán vào thói quen hằng ngày để giúp trẻ hiệu hơn về toán và đánh giá cao sự liên quan của toán học với cuộc sống.
Cụ thể, bạn cho trẻ tham gia vào hoạt động hằng ngày như đi mua sắm, nấu ăn, làm vườn, ….Mỗi hoạt động đều liên quan đến các con số giúp trẻ củng cố kiến thức cũng như niềm yêu thích môn toán.
4.3 Cùng con luyện tập hằng ngày
Cùng con luyện tập hằng ngày là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao.
Trẻ tính toán chậm rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ trong giai đoạn đầu làm quen với toán, sự đồng hành của cha mẹ sẽ giúp trẻ đạt thành tích học tập cao hơn, cải thiện kỹ năng xã hội và nâng cao lòng tự trọng của trẻ.
Bạn nên dành ít nhất 20 – 30 phút mỗi đêm để củng cố kiến thức mà trẻ học ở lớp, hỗ trợ trẻ làm bài tập toán về nhà và cho thêm bài tập khi cần thiết.
4.4 Tạo cho trẻ thái độ tích cực
Đôi khi trẻ tính toán chậm sẽ có thái độ tiêu cực về môn toán vì chúng không giỏi. Bố mẹ cần có thái độ tích cực về môn toán, hạn chế những câu nói tiêu cực về toán sẽ làm trẻ chán nản và không muốn học toán.

4.5 Thuê gia sư
Nếu bố mẹ không có thời gian và không tự tin kỹ năng sư phạm của mình thì có thể thuê gia sư cho bé.
Một số lợi ích từ việc thuê gia sư như:
- Trẻ được kèm sát liên tục sẽ tiến bộ nhanh hơn.
- Không sợ trẻ bỏ học chơi game vì đã có người kèm cặp.
- Gia sư có kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm sẽ dạy trẻ hiệu quả hơn so với bố mẹ.
Mức thuê gia sư hiện nay không cao hơn bao nhiêu so với học đại trà, bố mẹ có trẻ tính toán chậm thì có thể thể cân nhắc nhé!
5. Trẻ tính toán chậm nên bổ sung gì?
Trẻ tính toán chậm nên bổ sung gì là chủ đề được nhiều bố mẹ quan tâm.
Thực tế không có loại thực phẩm nào giúp bé giỏi toán cả, nhưng bổ sung thực phẩm giúp cải thiện chức năng não bộ sẽ rất tốt cho trẻ trong giai đoạn làm quen với toán.
- Cho trẻ ăn thêm trứng
Bộ não của trẻ phát triển nhanh trong những năm đầu đời. Choline là một loại vitamin rất quan trọng cần thiết để tạo các tế bào trí nhớ nằm sâu trong não.
Trứng rất giàu Choline, lòng đỏ trứng đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ đến lúc 8 tuổi. Bố mẹ hãy cho bé ăn trứng thường xuyên để bổ sung Choline, sắt, vitamin A, Folate,…cho sự phát triển tế bào não và sữa chữa tế bào bị tổn thương.
Lưu ý: Khuyến khích bố mẹ sử dụng trứng gà ta thay vì dùng trứng gà công nghiệp nhé!
- Cá hồi
Cà hồi chứa Omega 3 cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Axit béo Omega 3 sẽ giúp kiểm soát các vấn đề về hành vi của trẻ, dẫn truyền xung thần kinh, giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và trí nhớ.
Cà hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi,…là những nguồn cung cấp Omega 3 tuyệt vời từ thiên nhiên.
- Cho trẻ ăn quả óc chó
Óc chó rất giàu Folate, Omega 3, vitamin B1 và vitamin B6 cần cho sự phát triển của não bộ. Nếu trẻ không thích ăn cá, bố mẹ có thể cho trẻ ăn quả óc chó thường xuyên để bổ sung omega 3.
Trẻ ăn quả óc chó thường xuyên sẽ tăng cường sức khỏe thần kinh của tế bào não và tăng cường trí nhớ.
Ngoài 3 loại thực phẩm này, bố mẹ có thể cho trẻ ăn thêm hạnh nhân, hạt lanh và ca cao, đây đều là những thực phẩm rất tốt cho trẻ tính toán chậm.
Có thể bố mẹ cần:
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm, bố mẹ nên cho bé dùng thêm cốm phát triển trí não. Hệ tiêu hóa của trẻ không thể nào hấp thu hết dinh dưỡng từ thực phẩm, chưa kể nhiều trẻ kén ăn, không thích ăn, khó hấp thu,…
Sản phẩm bổ sung dạng cốm hòa tan sẽ là giải pháp thay thế tốt nhất. Bên trong sản phẩm này đã chứa đầy đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn cần thiết cho phát triển não bộ của trẻ.

- Tham khảo thêm: Cốm Noben Kid giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Lời kết
Trẻ tính toán chậm có thể làm trẻ cảm thấy mình không thông minh và ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ.
Học toán là một cuộc hành trình đòi hỏi sự nỗ lực từ chính bản thân trẻ và vai trò không nhỏ từ gia đình. Bố mẹ cần hiểu rằng việc trẻ tính toán chậm là điều hết sức bình thường, thay vì trách móc con, bố mẹ nên tìm cách để cùng bé vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Vừa rồi là những chia sẻ về tình trạng trẻ tính toán chậm, hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin giá trị.
Nếu có câu hỏi nào về bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.prodigygame.com/main-en/blog/child-struggling-with-math/
https://childmind.org/article/how-to-spot-dyscalculia/
https://www.understood.org/en/articles/understanding-your-childs-trouble-with-math
Trả lời