Làm Gì Khi Trẻ Không Tập Trung Học? 9 Nguyên Nhân & 5 Giải Pháp Cho Bố Mẹ

Trẻ không tập trung học phải làm sao

Việc giúp trẻ hình thành thói quen tập trung học là vô cùng cần thiết. Bởi trong mọi hoạt động, trẻ luôn cần tập trung trong một khoảng thời gian nhất định thì mới đạt hiệu quả.

Nếu trẻ không được rèn luyện tính tập trung ngay từ nhỏ thì rất khó hoàn thành công việc và khó tránh khỏi những áp lực căng thẳng khi gặp bài tập khó cần nhiều thời gian giải quyết.

Về lâu dài, trẻ không tập trung sẽ rất khó đạt được thành công trong tương lai.

Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ không tập trung học

Trong bài viết này, Blog Nuôi Dạy Con sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng không tập trung ở trẻ và giải pháp tốt nhất cho tình trạng này nhé!

1. Trẻ không tập trung là bệnh gì?

Trẻ không tập trung học là bệnh gì
Trẻ không tập trung học là bệnh gì?

Không tập trung là tình trạng trẻ khó tập trung suy nghĩ về một sự kiện hoặc tình huống nhất định.

Tình trạng này diễn ra phổ biến ở độ tuổi đi học, ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và phát triển não bộ của trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không tập trung học ở trường và ở nhà như rối loạn tăng động, trẻ bị thiếu ngủ, ăn uống thiếu chất, cách dạy không phù hợp,…

Trong số đó, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) chiếm số lượng không hề nhỏ.

Nếu trẻ không tập trung học do mắc chứng ADHD thường đi kèm với các triệu chứng như bồn chồn, khó thực hiện các hoạt động yên tĩnh, nói quá nhiều và bốc đồng.

Trẻ mắc chứng ADHD chủ yếu là do di truyền từ cha mẹ hoặc có người thân mắc chứng ADHD.

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh này nếu bị sinh non, tiếp xúc với hóa chất độc hại từ môi trường hoặc mẹ sử dụng ma túy trong thời gian mang thai.

ADHD không phải do trẻ xem điện thoại và tivi quá nhiều hoặc nuôi dạy con sai cách. Để chính xác nhất, bạn nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra để có chuẩn đoán chính xác nhất.

Tóm lại, tình trạng trẻ không tập trung học tập rất phổ biến hiện nay. Nó chỉ được xem là bệnh khi trẻ mắc chứng ADHD.

2. Biểu hiện trẻ không tập trung học tập

Biểu hiện trẻ không tập trung học
Bố mẹ nên nắm biểu hiện trẻ không tập trung học tập để xác định được nguyên nhân

Trẻ gặp khó khăn với sự tập trung không có nghĩa là trẻ có ” vấn đề “.

Nhưng chắc chắn nó có thể gây ra các vấn đề trong trường học và cuộc sống hằng ngày của bé.

Ví dụ, trẻ có thể đi học muộn nhiều, trẻ không hoàn thành bài tập trong lớp hoặc vật lộn để hoàn thành bài tập ở nhà.

Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của trẻ không tập trung:

  • Trẻ không thể tập trung lâu vào 1 việc
  • Trẻ không thể ngồi yên
  • Dễ bị phân tâm bởi các hoạt động bên ngoài như phim, tiếng ồn, cuộc nói chuyện của người lớn,…
  • Trẻ không tuân theo chỉ dẫn của cô giáo hoặc bố mẹ
  • Bé gặp khó khăn trong việc hoàn thành bài tập ở trường
  • Bé viết chữ nguệch ngoạc hơn hẳn các bạn cùng lớp
  • Bé có tâm lý bất ổn như hay cáu kỉnh, ủ rủ
  • Bé hay làm mất đồ đạc hay không có khả năng sắp xếp 
  • Khó hòa nhập với bạn bè
  • Vụng về hoặc kỹ năng vận động kém như chạy hoặc nhảy

Vậy đâu là nguyên nhân làm trẻ không tập trung học tập? Dưới đây là 9 nguyên nhân phổ biến nhất.

3. Nguyên nhân trẻ không tập trung học tập ở trường và ở nhà

Không tập trung ở trẻ em không phải lúc nào cũng do bệnh ADHD. Nó có thể đến từ việc trẻ mệt mỏi, căng thẳng, thiếu ngủ, ảnh hưởng từ gia đình,….

Hầu hết trẻ em đều gặp tình trạng kém tập trung cho dù trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học, trung học hay trung học phổ thông.

Thời gian chú ý của chúng thường rất ngắn nếu chúng đang làm những việc cảm thất tẻ nhạt và nhàm chán, biểu hiện rõ rệt ở những trẻ mất hứng thú nhanh chóng.

Khi hành vi không tập trung ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, học tập và các hoạt động ở trường. Đây là thời điểm mà bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp về việc trẻ không tập trung.

  • Dưới đây là 9 nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tập trung ở trẻ.

3.1 Trẻ bị mệt mỏi dẫn đến không tập trung khi học

Trẻ không tập trung học tập có thể là kết quả của sự mệt mỏi, đây là điều mà nhiều trẻ và bậc phụ huynh thường mắc trong cuộc sống thường ngày.

Mệt mỏi ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở những trẻ bị thừa cần hoặc có tuyến amidan quá lớn sẽ gặp tình trạng rối loạn nhịp thở khi ngủ (SDB) gây mệt mỏi sau mỗi buổi sáng thức dậy.

Trẻ bị suy tuyến giáp cũng thường xuyên gặp tình trạng mệt mỏi và không tập trung.

Cảm giác mệt mỏi cũng có thể do thói quen ngủ không đều mà trẻ chưa nhận thức được.

Do đó, bố mẹ nên thường xuyên theo dõi giấc ngủ của trẻ để đánh giá toàn diện nhất nhé!

3.2 Trẻ không tập trung vì bị khiếm khuyết trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ không tập trung học tập và trẻ khiếm khuyết trí tuệ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Trẻ em mắc chứng khó đọc hoặc chứng khó thở khi chưa được chuẩn đoán có thể sử dụng sự không tập trung làm cơ chế đối phó.

Khi trẻ không thể hoàn thành bài học ở trường và bài tập ở nhà vì bị khiếm khuyết trí tuệ thì sẽ dễ dàng bỏ cuộc, nhanh chóng mất tập trung, mắc những sai lầm ngớ ngẩn như bất cẩn hoặc không nghe theo hướng dẫn của thầy cô và bố mẹ.

3.3 Trẻ không tập trung vì các yếu tố bên ngoài

Ở trên lớp, trẻ không tập trung học tập từ những cảnh vật bên ngoài cửa sổ, từ những người bạn trong lớp tán gẫu hoặc đến từ âm thanh ở khu vực gần đó.

Nếu trẻ có khả năng tập trung kém thì những thứ này sẽ gây xao nhãng việc chú ý đến bài học là điều dễ hiểu.

Ở nhà, tâm trí tò mò của trẻ luôn tìm kiếm những thứ gây xao lãng như tivi, đồ dùng hay một món đồ chơi nằm trong góc phòng.

Đặc biệt, tình trạng xao nhãng thường xảy ra khi bé tham gia vào một việc đòi hỏi sự tập trung như là bài tập về nhà.

Vì vậy, bố mẹ cần phải đảm bảo rằng trước khi bé ngồi vào bàn học, nơi đó không có những thứ gây xao lãng việc học của bé, bao gồm cả điện thoại của bố mẹ, âm thanh từ tivi hay tiếng trò chuyện của nhiều người làm bé mất tập trung.

3.4 Trẻ không tập trung vì ngủ không đủ giấc

Trẻ không tập trung học do thiếu ngủ
Thiếu ngủ làm trẻ mệt mỏi, không thể tập trung học tập

Ngủ là một phần quan trọng trong thói quen hằng ngày của mỗi đứa trẻ. Một giấc ngủ ngon có thể làm nên những điều kỳ diệu ngay cả với người lớn, và ở trẻ em cũng có tầm quan trọng riêng của nó.

Giấc ngủ giúp cơ thể nạp năng lượng, tạo điều kiện cho não bộ thực hiện các kết nối tế bào thần kinh, phục hổi cơ bắp và đào thải độc tố.

Một đứa trẻ cần ngủ từ 8 – 12 tiếng mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi của chúng.

Vì vậy, trẻ bị thiếu ngủ sẽ dễ bị phân tâm, ảnh hưởng nhiều đến khả năng tập trung của trẻ.

Trẻ có thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ chắc chắn sẽ không có giấc ngủ tốt, kéo theo tình trạng không tập trung trong lớp học

Duy trì thời gian ngủ nghỉ điều độ rất quan trọng. Vì vậy, bố mẹ hãy đảm bảo bé ngủ đủ giấc mỗi ngày và ngủ đúng giờ nhé!

3.5 Trẻ không tập trung vì bị thiếu dinh dưỡng

Trẻ không tập trung học do thiếu chất
Trẻ không tập trung học tập do không đủ dinh dưỡng cho não bộ hoạt động

Dinh dưỡng cũng tác động không nhỏ đến khả năng tập trung của trẻ.

Cơ thể con người rất khó tập trung khi đói và trẻ em cũng không ngoại lệ. Bé bỏ bữa sáng sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi và kém tập trung khi ở lớp.

Sự phát triển của não bộ phụ thuộc vào dinh dưỡng mà cơ thể nạp vào hằng ngày. Trẻ được bổ sung đầy đủ DHA, EPA, vitamin và khoáng chất thường phát triển toàn diễn về trí não lẫn thể chất.

Nếu một chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và đường sẽ làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ của trẻ.

Tóm lại, chế độ ăn uống sai lầm sẽ làm trẻ kém tập trung khi học tập. Vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ cần biết nên cho con ăn gì, cho ăn như thế nào và cho ăn bao nhiêu.

Đừng bỏ lỡ:

>> TOP 10 thực phẩm bổ sung trí não cho bé học tốt, nhớ lâu

>>  Các cách tăng cường trí nhớ cho học sinh hiệu quả & đơn giản

3.6 Phong cách học tập không phù hợp với trẻ

Mỗi học sinh sẽ có một phong cách học tập khác nhau, một số trẻ học tốt bằng cách nhìn, một số khác lại thích cách nghe và một số trẻ lại thích làm hơn nghe và nhìn.

Nếu cách dạy hiện tại không phù hợp với phong cách học tập của trẻ sẽ làm trẻ không tập trung học tập trên lớp, dẫn đến kết quả không bằng bạn bằng bè.

3.7 Trẻ không tập trung khi học do bị căng thẳng

Trẻ không tập trung học do căng thẳng

Trẻ không tập trung học có thể đến từ việc tâm lý bị căng thẳng hoặc buồn phiền về vấn đề gì đó.

Căng thẳng có thể đến từ việc phải làm bài tập quá nhiều, kết quả học tập không như ý muốn hoặc cảm giác thua thiệt bạn bè.

Yếu tố tâm lý còn đến từ những bất ổn trong cuộc sống gia đình như bố mẹ cãi nhau, bố mẹ hay quát tháo trẻ,…cũng góp phần làm trẻ không tập trung học tập.

3.8 Trẻ không tập trung học vì nhiệm vụ quá khó

Độ khó của một nghiệm vụ phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của trẻ. Đó là lý do tại sao một số nhiệm vụ không phù hợp với trẻ.

Khi gặp một nhiệm vụ khó khăn, khả năng cao các bé sẽ tránh trước khi giải quyết nó.

Cách dễ dàng nhất trong trường hợp này là bố mẹ hướng dẫn bé chia nhiệm vụ khó thành các nhiệm vụ nhỏ dễ dàng hơn, giúp con có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn nhiều.

3.9 Trẻ muốn được bố mẹ quan tâm nhiều hơn

Trẻ em luôn khao khát được quan tâm, đặc biệt là từ cha mẹ. Đôi khi, trẻ không tập trung là để thu hút sự chú ý của bố mẹ dành cho mình.

Vì vậy, bố mẹ hãy đảm bảo gắn kết với con mình ngay khi có thể nhé, không quan trọng 10 phút hay 60 phút, bố mẹ hãy cho bé thấy bản thân được quan tâm nhé!

Trên đây là 9 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trẻ không tập trung học trên lớp và ở nhà.

Vậy trẻ không tập trung học phải làm sao?…

Dưới đây là những gợi ý dành cho bố mẹ!

4. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ không tập trung học tập?

4.1 Cách giúp trẻ tập trung khi ở nhà bằng cách thiết lập thói quen 

Tạo cho trẻ thói quen học bài và làm bài tập về nhà

Phần lớn những đứa trẻ có thành tích học tập tốt khi chúng có thói quen học bài và làm bài tập về nhà.

Bố mẹ hãy lên cho bé lịch trình hằng ngày bao gồm thời gian làm bài tập về nhà, thời gian học bài, thời gian giải lao và bất kỳ hoạt động nào khác.

Việc tuân thủ theo lịch trình sẽ giúp bé có thói quen ngồi xuống và tập trung vào việc học ở trường.

Tạo cho trẻ thói quen làm bài tập về nhà
Tạo cho trẻ thói quen làm bài tập về nhà

Lên kế hoạch nghỉ ngơi

Việc làm bài tập hàng giờ liền mà không có kế hoạch giải lao hợp lý sẽ làm sự tập trung của trẻ giảm xuống bằng 0.

Bố mẹ nên lên kế hoạch nghỉ ngơi và giải lao hợp lý cho trẻ để trẻ có cơ hội nạp thêm năng lượng, tránh được trường hợp trẻ bị quá tải.

Bố mẹ có thể đặt báo thức sau 30 phút học sẽ cho bé nghỉ giải lao từ 5 – 10 phút. Thời gian nghỉ giải lao ngắn sẽ giúp bé có đủ thời gian để thở, vươn vai và dễ tập trung hơn khi quay lại bài học.

Lên kế hoạch đi ngủ và thức dậy ở khung giờ cố định

Hầu hết trẻ em ở độ tuổi tiểu học vẫn cần ngủ từ 10-11 tiếng mỗi ngày. Các bé thường sẽ được cho đi ngủ từ 8-9 giờ tối và thức dậy vào lúc 6 -7 giờ sáng.

Nhưng không ít trẻ thiếu ngủ do thói quen chơi điện thoại trước khi ngủ, điều này gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.

Bố mẹ nên đảm bảo bé ngủ đủ giấc, trí não được nghỉ nghơi đủ sẽ giúp trẻ tập trung tốt hơn.

Tạo cho trẻ đi ngủ và thức dậy ở khung giờ cố định sẽ giúp trí óc của trẻ tiếp thu mọi thứ trong ngày và nạp lại năng lượng cho ngày mai.

Làm gì khi trẻ không tập trung học
Làm gì khi trẻ không tập trung học?

Với trẻ em trong độ tuổi đi học, thời gian sử dụng thiết bị không được quá 2 giờ mỗi ngày. Điều này sẽ khó hơn với những bé lớn phải sử dụng máy tính nhiều để làm bài tập.

Trường hợp này, bố mẹ nên theo dõi cẩn thận và đảm bảo rằng bé không chơi các trò chơi điện tử hoặc sử dụng mạng xã hội quá mức.

4.2 Cách dạy trẻ không tập trung học bằng các bài tập giúp tập trung tâm trí

Khó tập trung là một thách thức với trẻ trong ngắn hạn và dài hạn. Dù thế nào, nó cũng khiến việc học của trẻ trở nên khó khăn hơn và tác động nhiều đến cuộc sống hằng ngày.

Nếu bạn không biết làm thế nào để trẻ không tập trung học tập hiệu quả hơn thì có thể áp dụng 5 chiến lược sau đây:

Tập cho trẻ thói quen làm từng việc một

Những trẻ không tập trung học thì bố mẹ không nên cho bé làm nhiều việc cùng một lúc, mỗi thời điểm chỉ nên cho bé làm 1 việc duy nhất.

Bé sẽ tập được thói quen tập trung tâm trí, suy nghĩ vào 1 việc thay vì phải nghĩ về nhiều việc khác nhau cũng một lúc.

Ví dụ: Thay vì bảo trẻ dọn dẹp phòng của chúng, bạn nên nói như vầy: ” Đầu tiên, con nhặt tất cả đồ chơi trên sàn bỏ vào giỏ, sau đó mẹ sẽ quay lại cho con biết cần làm gì tiếp theo

Chia nhỏ việc lớn thành nhiều việc nhỏ

Khi trẻ gặp phải một việc khó khăn, chúng thường lo ra và nhanh chóng bỏ cuộc.

Lúc này, bố mẹ nên chia nhỏ nhiệm vụ lớn thành nhiều nhiệm vụ nhỏ để trẻ rèn luyện được khả năng tập trung nhờ biến nhiệm vụ phức tạp trở nên đơn giản hơn để giải quyết.

Khi chia nhỏ nhiệm vụ, bé sẽ biết được mình cần phải làm gì, không bị mất tập trung vào quá nhiều việc.

Hơn nữa, chia nhỏ giúp tạo động lực rất lớn cho bé khi hoàn thành một công việc, bé sẽ có hứng thú để hoàn thành được nhiệm vụ lớn hơn.

Nếu bố mẹ bắt bé đảm nhận quá nhiều việc cùng lúc rất dễ làm bé cảm thấy nhàm chán và mất tập trung.

Nhắn nhủ:

Cuộc sống hiện đại mọi người thường hay ca ngợi sự đa nhiệm trong cuộc sống nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng: sự đa nhiệm làm giảm sự tập trung và giảm hiệu suất. Đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho bé tập trung vào từng vấn đề một mới là cách tốt nhất.

Tập cho trẻ thói quen lập danh sách công việc

Cách dạy trẻ không tập trung học
Chia nhỏ công việc là cách dạy trẻ không tập trung hiệu quả

Nhiều trường hợp trẻ không tập trung là do bé không biết nên làm cái gì trước tiên. 

Vì thế, trước khi bắt đầu một bài học, bố mẹ nên tập bé thói quen liệt kê các mục cần phải làm. Ví dụ, mục tiêu hôm nay của con là ôn lại bài chương 1 và hoàn thành bài tập về nhà.

Khi con hoàn thành một việc trong danh sách, bố mẹ có thể động viên, khích lệ con để tạo cho bé sự hứng khởi.

Hơn nữa, bố mẹ nên cho bé nghỉ ngơi một chút để não bộ được thư giãn trước khi thực hiện nhiệm vụ mới.

Tạo thói quen hẹn giờ cho trẻ

Đặt hẹn giờ là phương pháp dạy trẻ không tập trung học được rất nhiều bố mẹ áp dụng hiện nay.

Trẻ biết có giới hạn về thời gian nên chúng sẽ phải tập trung hơn để hoàn thành.

Khi thấy bé bắt đầu quen dần, bạn có thể tăng thời gian từng chút một để bé rèn luyện khả năng tập trung tốt hơn.

Tạo cho trẻ thói quen tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp cải thiện tình trạng trẻ không tập trung học tập. Khi trẻ đi dạo hoặc đạp xe, tâm trí thường sẽ tập trung vào hoạt động của bản thân.

Bạn nên cho trẻ chơi các môn thể thao ngoài trời mà chúng thích như nhảy dây và đá bóng để kích thích sự hứng thú.

4.3 Bố mẹ tạo môi trường học tập có tổ chức cho bé

Bố mẹ tạo một không gian yên tĩnh cho trẻ tập trung

Phần lớn các gia đình hiện nay không có phòng riêng cho bé.

Việc cho trẻ học trong không gian có nhiều âm thanh lộn xộn như tiếng tivi, tiếng hàng xóm, tiếng chó mèo,..góp phần làm trẻ không tập trung học.

Bố mẹ nên có phòng riêng cho bé để tách biệt với không gian sinh hoạt bên ngoài, đầy đủ bàn ghế và ánh sáng để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tập trung học tập.

Tạo cho trẻ không gian yên tĩnh để trẻ tập trung học
Tạo cho trẻ không gian yên tĩnh để trẻ tập trung học

Tạo một góc học tập gọn gàng cho bé

Một không gian bừa bộn, quá nhiều đồ đạc sẽ làm trẻ không tập trung học tập tốt được.

Do đó, bố mẹ hãy tạo một không gian học tập chỉ gồm những vật dụng cần thiết cho con trong buổi học, hạn chế tối đa những vật dụng thừa như đồ chơi, truyện tranh,…

Học cách đối phó với sự xao nhãng

Không phải lúc nào chúng ta cũng loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây xao nhãng. Vì vậy, bố mẹ hãy dạy trẻ cách đối phó với chúng, giúp trẻ suy nghĩ về các cách tái tập trung vào nhiệm vụ đang làm khi chúng bị phân tâm.

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung, hãy khuyến khích trẻ đứng dậy và nghỉ ngơi một chút.

Đối với những yếu tố gây xao nhãng tại lớp học, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ nhắm mắt lại và hít thở sâu vài lần có thể giúp trẻ tập trung tâm trí trở lại.

4.4 Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho não bộ của trẻ

Omega 3 là axit béo thiết yếu giúp nuôi não và giữ cho não khỏe mạnh. Omega 3 là một phần của quá trình xây dựng tế bào mới, chìa khóa để phát triển hệ thần kinh trung ương, tim mạch, thị giác,…

Có 3 loại axit béo Omega 3 là ALA, EPA và DHA. Loại cuối cùng là quan trọng nhất cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Cơ thể trẻ không thể tạo ra Omega 3, nên chúng ta chỉ có thể bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

DHA và EPA có nhiều trong cá (cá hồi, cá mòi, cá thu, các ngừ, các trích,..). ALA có nhiều trong đậu nành và dầu hạt cải, hạt lanh và quả óc chó.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung cho trẻ Vitamin nhóm B như B1, B6, B9 và B12 cần thiết cho sự phát triển của não bộ, tăng cường trí nhớ, giúp duy trì kết nối thần kinh và chức năng của não bộ.

Bố mẹ có thể bổ sung vitamin nhóm B thông qua các loại thực phẩm như thịt bò, bơ, chuối, hải sản, các loại rau có lá xanh thẫm, khoai lang,…

Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm, bạn có thể cho bé dùng thêm cốm trí não cho bé, đây là cách được nhiều bố mẹ lựa chọn để giải quyết tình trạng trẻ kém tập trung do thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ.

Cốm trí não chứa đầy đủ tất cả các thành phần cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của não bộ, giúp bố mẹ tiết kiệm được thời gian lên thực đơn cho bé.

Review cốm Noben Kid phát triển trí não cho bé
Cốm Noben Kid giúp bé phát triển trí não toàn diện

4.5 Giúp trẻ tập trung hơn qua các hoạt động hằng ngày

Cho trẻ tham gia các hoạt động tập trung sự chút ý

Trò chơi ghép hình là một hoạt động tuyệt vời giúp trẻ rèn luyện sự tập trung, rèn luyện trí não bên ngoài lớp học.

Những hoạt động này đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ để giải quyết vấn đề, dần dần khả năng tập trung của trẻ sẽ được cải thiện.

Bên cạnh trò chơi ghép hình, bố mẹ có thể cho bé tham gia các hoạt động như đi dã ngoại, tập cho trẻ đọc sách, chơi lắp ráp mô hình,….

Thực hành chánh niệm

Chánh niệm là một hoạt động được nhiều người hiện nay yêu thích, bố mẹ có thể tập cho trẻ chánh niệm ngay tại nhà.

Hiểu đơn giản, chánh niệm là việc tập trung nhận thức của bạn vào thời điểm hiện tại, cảm nhận suy nghĩ và cảm xúc của bạn.

Khi trẻ không tập trung học, hãy khuyến khích trẻ giải lao 5 phút để ngồi yên lặng và dành 1 chút thời gian cho bản thân.

Cho trẻ sử dụng thời gian này để suy nghĩ về những gì đang làm chúng mất tập trung và làm thế nào để tập trung trở lại vào nhiệm vụ hiện tại.

Tập chánh niệm cho trẻ
Tập chánh niệm cho trẻ

Tìm điều gì đó mà trẻ hứng thú

Trẻ không tập trung học có thể đến từ việc thiếu gắn kết với bài học. Giải pháp cho trường hợp này là kết nối bài học với điều mà trẻ quan tâm.

Ví dụ, nếu trẻ đang làm bài tập về sách nhưng gặp khó khăn khi ngồi xuống đọc. Bố mẹ hãy chọn một cuốn sách về chủ đề mà bé quan tâm sẽ dễ dàng tập trung hơn.

5. Làm gì để trẻ tập trung học ở trường?

Cho trẻ ngồi ở những bàn đầu lớp

Lớp học luôn chứa đầy những phiền nhiễu làm trẻ không tập trung học tập tốt.

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tìm một chỗ ngồi ở đầu lớp để trẻ có thể tập trung vào những điều giáo viên đang nói. 

Nếu lớp học của trẻ đã được chỉ định chỗ ngồi, bố mẹ hãy nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm về việc chuyển trẻ lên đầu lớp học nếu có thể nhé!

Ngồi xa những thứ gây xao nhãng

Bố mẹ nên hỏi trẻ những thứ gây xao nhãng mà trẻ gặp phải khi ở lớp, đó có thể là việc trẻ ngồi gần bạn thường xuyên nói chuyện hoặc ngồi gần cửa sổ.

Một khi bố mẹ đã biết điều gì làm trẻ không tập trung học khi ở lớp thì có thể lên kế hoạch giúp trẻ vượt qua nó.

Tạo một không gian học tập có tổ chức

Cũng giống như ở nhà, không gian học tập của trẻ tại trường nên được tổ chức và cung cấp các công cụ học tập mà trẻ cần như balo, bút, giấy note,…

Khuyến khích trẻ thường xuyên dọn dẹp không gian bàn học, sắp xếp đồ đạc trên bàn học gọn gàng để dễ tập trung hơn.

Với những giải pháp giúp trẻ tập trung học tập tại nhà và ở trường kể trên, bố mẹ có thể dễ dàng lên một kế hoạch giúp cải thiện tình trạng trẻ không tập trung học tập.

6. Thuốc bổ não cho trẻ kém tập trung: Nên hay không?

Thuốc bổ não cho trẻ kém tập trung
Thuốc bổ não rất cần thiết cho trẻ kém tập trung hiện nay

Thuốc bổ não hay thực phẩm chức năng cho não được nhiều bố mẹ lựa chọn khi trẻ gặp tình trạng khó tập trung học tập.

Bản chất các loại thuốc bổ não sẽ chứa các chất dinh dưỡng như Omega 3, DHA, vitamin nhóm B,…Các loại thuốc bổ não giúp tăng lưu lượng máu não và thay đổi chuyển hóa ở não bộ.

Thuốc bổ não có nhiều dạng khác nhau như viên nang mềm, dạng nước, dạng cốm và dạng kẹo mềm.

Trong đó, dạng cốm và dạng nước rất dễ hấp thu và hương vị thơm ngon hơn 2 dạng kia.

Tuy nhiên, một số loại thuốc bổ não không rõ nguồn gốc tác dụng đến hệ thần kinh, gây nên những ảnh hưởng và tác dụng không mong muốn như bé dễ kích động, cáu gắt, nhức đầu, mất ngủ,…

Do đó, nếu bố mẹ chọn cách dùng thuốc bổ não cho trẻ kém tập trung thì nên đi đến bác sĩ để được tư vấn hoặc tham khảo tại nguồn uy tín, tránh tình trạng ham rẻ mà mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

7.Lời khuyên cho bố mẹ

Hy vọng với những chia sẻ về tình trạng trẻ không tập trung học tập sẽ giúp bố mẹ biết được biểu hiện trẻ không tập trung, nguyên nhân trẻ không tập trung và nên làm gì khi trẻ không tập trung học ở trường và ở nhà.

Đừng quên khen ngợi sự chăm chỉ cải thiện của trẻ để cải thiện sự tập trung. Bạn nên chỉ ra các tiến bộ dù là nhỏ của trẻ để trẻ biết rằng khả năng tập trung của bản thân đang ngày một tốt hơn.

Hơn nữa, bạn cũng nên nói về những điểm mạnh của trẻ. Khi trẻ hiểu được những gì chúng giỏi, điều đó sẽ xây dựng nên sự tự tin và giúp trẻ có động lực khi gặp khó khăn.

Nếu bố mẹ còn có bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề “ Làm gì khi trẻ không tập trung học tập? “, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để sớm nhận được sự hỗ trợ từ Blog Nuôi Dạy Con nhé!

Cảm ơn bố mẹ đã dành thời gian theo dõi!

 

Tài liệu tham khảo:

https://blogs.rch.org.au/drmargie/2015/10/21/why-cant-my-child-concentrate-at-school/

https://www.pbs.org/parents/thrive/tips-for-helping-your-child-focus-and-concentrate

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top