Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Là Gì? Có Chữa Được Không? 4 Dấu Hiện Phổ Biến?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ sinh ra, bố mẹ nào cũng muốn con được được khỏe mạnh và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng nếu không may trẻ chậm phát triển trí tuệ thì bố mẹ cần phải làm gì để giúp con vượt qua?

Những thông tin trong bài viết từ Blog Nuôi Dạy Con sẽ phần nào giúp bố mẹ biết được dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ và một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng của trẻ.

Nào mình cùng bắt đầu nhé!

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì
Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ hay khuyết tật trí tuệ là tình trạng trẻ bị khiếm khuyết trong nhận thức và kỹ năng, bao gồm kỹ năng giao tiếp xã hội và chăm sóc bản thân.

Những khiếm khuyết này có thể khiến một đứa trẻ phát triển và học hỏi chậm hơn hoặc khác với một đứa trẻ đang phát triển bình thường. Chậm phát triển trí tuệ có thể xảy xa bất cứ lúc nào trước khi trẻ tròn 18 tuổi, thậm chí trước khi sinh.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường kèm theo chỉ số thông minh (IQ) thấp nên thường không kiểm soát được hành vi và cảm xúc của mình. Do đó, bé sẽ dễ bị kích động trước những việc không theo ý muốn.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có IQ bao nhiêu?

  • Mức độ nhẹ (chiếm 80%): IQ của trẻ khoảng từ 50 – 75, bé có thể đi học tiểu học nhưng cần nhiều thời gian để học kỹ năng viết và đọc
  • Mức độ trung bình (chiếm 10%): IQ của trẻ từ 35 – 55, bé có thể tự đi ăn, tắm rửa, đi vệ sinh, học viết và đếm cơ bản
  • Mức độ nặng (chiếm 3 – 5%): IQ của trẻ dưới 40, trẻ có thể học được kỹ năng chăm sóc bản thân và giao tiếp ở mức cơ bản
  • Mức độ rất nặng (chiếm 1 – 2%): IQ dưới 20, trẻ cần sự theo dõi và giúp đỡ thường xuyên từ bố mẹ

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc nhận thức và học tập một vấn đề mới.

Dưới đây, Blog Nuôi Dạy Con sẽ liệt kê một số biểu hiện phổ biến nhất để bố mẹ kịp thời phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Trẻ có trí nhớ kém

Biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường không nhớ tên, quên lời mẹ dặn hoặc các chi tiết nhỏ khác.

Tùy theo mức độ của từng trẻ mà khả năng ghi nhớ cũng bị ảnh hưởng theo.

Ngoài ra, trẻ sẽ không nhớ các sự việc vừa mới xảy ra chỉ vài phút hoặc vài giây trước.

Tham khảo thêm: 7 cách cải thiện trẻ học không nhớ – học trước quên sau

Tập trung kém 

Trẻ không tập trung là một dấu hiệu thường thấy ở trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Trẻ khó tập trung tối đa vào một việc nào đó và rất dễ bị phân tâm. Thậm chí, trẻ không kiểm soát được bản thân, hiếu chiến và tự gây thương tích cho mình.

Trong học tập, trẻ thường không chú ý dẫn đến không tiếp thu được kiến thức.

Nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ

Học chậm

Học chậm là tình trạng trẻ học một kiến thức mới chậm hơn so với những đứa trẻ cùng độ tuổi.

Bố mẹ cần phải hướng dẫn nhiều lần thì trẻ mới làm được hoặc phải cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ để thực hiện nó.

Thiếu hứng thú và chóng chán

Khả năng tập trung kém dẫn đến trẻ không cảm thấy hứng thú với sự vật, sự việc xung quanh. Khi tiếp xúc với một điều mới, trẻ thường lo ra và không thích tham gia cùng bạn bè.

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể dựa vào tâm lý và hành vi của trẻ như:

  • Trẻ biết ngồi, biết bò, biết đi khá trễ
  • Trẻ khó khăn trong tập nói, nói không rõ ràng
  • Không thể hiểu những điều đơn giản
  • Trẻ bị phụ thuộc nhiều, không thể tự quyết định
  • Trẻ tự gây thương tích cho mình
  • Tâm lý trẻ bất ổn như hiếu chiến, bướng bỉnh hay nổi cơn thịnh nộ

Có thể bạn cần: TOP 4 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách đánh giá trẻ chậm phát triển trí tuệ

Tình trạng trẻ khuyết tật trí tuệ khá phổ biển trên toàn thế giới. Theo Hiệp hội Phát triển trí tuệ Hoa Kỳ, trẻ bị khuyết tật về trí tuệ nếu đáp ứng ba tiêu chí sau đây:

  • IQ dưới 70-75.
  • Có những hạn chế đáng kể trong 2 hoặc nhiều lĩnh vực như kỹ năng sống, kỹ năng làm việc và vui chơi trong cộng đồng (chặn hạn như giao tiếp với bạn bè hoặc kỹ năng tự chăm sóc bản thân).
  • Tình trạng bệnh biểu hiện trước 18 tuổi.

Chuẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ

Theo thống kế từ hiệp hội này thì khoảng 6,5 triệu người Mỹ bị khuyết tật trí tuệ, khoảng 1 – 3% dân số toàn cầu bị khuyết tật trí tuệ.

Đặc biệt, trình trạng này hơn các nước có thu nhập thấp, có khoảng 80% người khuyết tật trí tuệ sống ở các nước có thu nhập thấp.

Mặc dù, khuyết tật trí tuệ đại diện cho khoảng 1/10 dân số trên toàn thế giới, nhưng họ thuộc 1/5 những người nghèo nhất thế giới.

Chậm phát triển trí tuệ xảy ra như thế nào?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể là do chấn thương, bệnh tật hoặc 1 vấn đề trong não. Đối với nhiều trẻ em, nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ là không rõ.

Một số nguyên nhân gây ra khuyết tật trí tuệ – chẳng hạn như hội chứng Down, hội chứng rượu bào thai, hội chứng Fragile X, dị tật bẩm sinh và nhiễm trùng có thể xảy ra trước khi sinh, một số xảy ra khi một em bé được sinh ra hoặc ngay sau khi sinh.

Một số nguyên nhân dẫn đến khuyết tật trí tuệ khu chúng lớn lên có thể là do chấn thương phần đầu nghiêm trọng, nhiễm trùng hoặc đột quỵ

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ phổ biến nhất

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của chậm phát triển trí tuệ:

Do di truyền

Đôi khi, chậm phát triển trí tuệ là do các gen bất thường được thừa hưởng từ cha mẹ, lỗi khi các gen kết hợp với nhau hoặc các lý do khác.

Ví dụ về tình trạng di truyền là hội chứng Down, hội chứng Fragile X và Phenylketon niệu (PKU)

Biến chứng khi mang thai

Chậm phát triển trí tuệ có thể xảy ra khi em bé không phát triển bên trong người mẹ đúng cách.

Ví dụ, có thể gặp vấn đề với các tế bào của thai nhi khi phân chia. Phụ nữ uống rượu, uống các loại thuốc khác hoặc bị nhiễm trùng Rubella khi mang thai cũng có thể sinh con bị thiểu năng trí tuệ.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ

Các vấn đề trong khi sinh

Nếu gặp các biến chứng trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở, chẳng hạn như em bé không được cung cấp đủ oxi, bé có thể bị thiểu năng trí tuệ.

Bệnh tật hoặc tiếp xúc với chất độc hại

Các bệnh như ho gà, sởi hoặc viêm màng não có thể gây ta tình trạng khuyết tật trí tuệ. Hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng quá mức, không được chăm sóc y tế thích hợp hoặc do tiếp xúc với các chất độc hại như chì, thủy ngân,..

Chậm phát triển trí tuệ không phải là một bệnh lây nhiễm, trẻ không thể mắc khuyết tật trí tuệ từ bất kỳ ai khác.

Nó không phải là một loại bệnh như bệnh tâm thần, bệnh trầm cảm nên không có phương pháp chứa trị nào cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Tuy nhiên, trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể học cách làm nhiều thứ và chúng cần thêm thời gian hoặc phương pháp học khác với những đứa trẻ khác.

Cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại nhà
Cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại nhà

Bố mẹ có thể làm gì khi trẻ chậm phát triển trí tuệ? Blog Nuôi Dạy Con sẽ gợi ý các bước giúp trẻ bao gồm:

  • Bố mẹ nên tìm hiểu mọi vần đề liên quan đến chậm phát triển trí tuệ. Bố mẹ càng biết nhiều thì càng hiểu rõ hơn về tình trạng của con mình.
  • Khuyến khích sự độc lập ở trẻ, hãy để trẻ thử những điều mới và khuyến khích trẻ tự làm, cung cấp những hướng dẫn khi cần thiết và đưa ra những lời động viên, khích lệ tích cực khi con làm tốt một điều gì đó hoặc thành thạo điều gì mới. Khi giao cho trẻ một nhiệm vụ lớn, hãy chia nhỏ nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ để trẻ dễ dàng thực hiện, đừng quên khích lệ sau khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ nhé!
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động nhóm như tham gia một lớp học nghệ thuật hoặc tham gia Hướng Đạo Sinh sẽ giúp trẻ xây dựng được kỹ năng xã hội.
  • Bố mẹ nên kết nối vơi gia viên thường xuyên để theo dõi sự tiến bộ của trẻ và cùng cố những kiến thức con học ở trường thông qua những bài tập thực hành ở nhà.
  • Kết nối và làm quen với những bậc cha mẹ khác có con bị khuyết tật trí tuê. Họ có thể là một người thầy tư vấn và hỗ trợ tinh thần tuyệt vời.

Một ví dụ nhỏ dành cho bố mẹ khi giao cho trẻ làm việc nhà như dọn dẹp bàn ăn chẳng hạn. Nếu bạn kêu trẻ dọn bàn ăn cho các thành viên trong gia đình thì trẻ sẽ cảm thấy rối không biết bắt đầu từ đâu.

Thay vào đó, bố mẹ hãy chia nhỏ nhiệm vụ dọn bàn thành các nhiệm vị nhỏ như lấy đúng số bát đũa, sau đó đặt bát đũa tại vị trí của mỗi thành viên trong gia đình trên bàn, tương tự với những đồ dùng khác, đi từng thứ một.

Bố mẹ nên nói với con những việc cần phải làm, từng bước một cho đến khi hoàn thành công việc, giúp trẻ khi trẻ cần sự hỗ trợ.

Một cách khác cho bố mẹ nữa đó là hãy gởi trẻ đến những ngôi trường đặc biệt dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Tại đây, các chuyên gia sẽ đánh giá đúng mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ và có những phương pháp can thiệp kịp thời.

Giáo viên ở những ngôi trường này được đào tạo để có đủ kiên nhẫn, nhiệt huyết và kiến thức chuyên môn để hướng dẫn trẻ những điều nhỏ nhất.

Cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

Chậm phát triển trí tuệ là một dạng bị khiếm khuyết về phát triển trí não, không phải là bệnh nên không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu bố mẹ phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ giúp trẻ cải thiện được tình trạng khuyết tật trí não.

Cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chăm sóc và giáo dục một đứa trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là một thách thức không hề nhỏ với bậc phụ huynh.

Nó đòi hỏi cần có sự kiên trì, một tâm lý vững vàng và một tình cảm to lớn bởi trẻ luôn cần sự quan tâm từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Bởi vì, rất nhiều bố mẹ gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, buồn phiền và tuyệt vọng.

Họ thường tìm đến rượu và ma túy vì cảm thấy bị kiệt sức khi phải quan tâm quá mức đến các nhu cầu thiết yếu của con, cũng như các vấn đề phức tạp liên quan đến giáo dục.

Chính vì thế, thay vì buồn phiền thì bố mẹ nên chấp nhận thực tế và quyết tâm hỗ trợ con trong quá trình đầy gian nan này.

Bố mẹ hãy luôn đồng hành cùng con trong các hoạt động thường ngày như ăn uống, vui chơi, vệ sinh cá nhân,…

Bố mẹ nên gần gũi, nói chuyện nhiều với trẻ. Tuy con có thể không hiểu những điều bố mẹ nói nhưng chúng cảm nhận được tình thương, sự quan tâm từ bố mẹ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể bày ra các trò chơi để chơi cùng trẻ, khuyến khích trẻ vận động thể chất và trí tuệ nhiều hơn

Thuốc bổ não cho trẻ chậm phát triển trí tuệ?

Ngôn ngữ, hành vi, khả năng phản xạ, tập trung và ghi nhớ của mỗi người là do não quyết định.

Ở trẻ chậm phát triển trí tuệ thì não bộ đã bị khiếm khuyết, nếu bố mẹ can thiệp sớm thì tình trạng của trẻ có thể được cải thiện tốt hơn.

Bên cạnh tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bố mẹ có thể bổ sung cho trẻ các loại thuốc bổ não, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé qua chế độ ăn uống cung cấp vitamin, khoáng chất và DHA cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Bố mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ thực phẩm bổ não như cốm trí não G-Brain, một sản phẩm được nhiều phụ huynh sử dụng giúp tăng khả năng tập trung, khả năng nhận thức tư duy ở trẻ nhỏ.

Bạn có thể tham khảo thêm những loại cốm phát triển trí não cho bé để có thêm nhiều lựa chọn nhé!

Cốm trí não G-Brain là gì?
Sản phẩm cốm trí não G-Brain cho trẻ kém tập trung, chậm phát triển trí não

Chậm phát triển trí tuệ có ngăn ngừa được không?

Một số nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ có thể ngăn ngừa được, dễ nhất là ngăn ngừa hội chứng rượu bào thai.

Phụ nữ khi đang mang thai không nên uống rượu, chăm sóc trước khi sinh đúng cách, bổ sung vitamin, tiêm chủng ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm trước khi sinh sẽ giảm nguy cơ bé sinh ra bị chậm phát triển thí tuệ.

Trong những gia đình có tiền sử rối loạn di truyền, xét nghiệm di truyền nên được tiến hành trước khi thụ thai.

Một số xét nghiệm nhất định như siêu âm và chọc dò nước ối cũng có thể được thực hiện trong thai kỳ để tìm kiếm các vấn đề liên quan đến chậm phát triển trí tuệ.

Tuy nhiên, các xét nghiệm này chỉ giúp phát hiện những vấn để trước khi sinh mà thôi.

Gia đoạn sau khi sinh, bố mẹ cần lưu ý:

  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, viêm màng não,…
  • Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của bé bởi bác sĩ chuyên khoa, việc này sẽ giúp bố mẹ biết được trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, để kịp thời có những điều chỉnh thích hợp để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ, dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Quá trình can thiệp và điều trị là một hành trình dài, vai trò của bố mẹ và gia đình luôn đặt lên hàng đầu bởi bố mẹ là người yêu thương con nhất, chỉ có bố mẹ mới đủ kiên nhẫn và tình cảm để đồng hành cùng con.

Nếu bố mẹ còn bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để nhận được sự phản hồi từ Blog Nuôi Dạy Con nhé!

Hãy Like & Share bài viết nếu bố mẹ cảm thấy hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top