Trẻ Chậm Nói Nên Bổ Sung Gì? Có Kém Thông Minh?

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì

Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nhưng nhiều bố mẹ gặp khó khăn trong việc đánh giá mức độ chậm nói ở trẻ, không rõ nguyên nhân, coi tình trạng trẻ chậm nói là bình thường.

Vậy trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Có kém thông minh không? 

Trong bài viết này, Blog Nuôi Dạy Con sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề chậm nói ở trẻ, đồng thời đưa ra giải pháp giúp bố mẹ cải thiện nhanh tình trạng này nhé! 

1. Tình trạng trẻ chậm nói là gì?

Tình trạng trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói hay còn gọi là trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ nói, tốc độ phát triển chậm hơn những trẻ cùng trang lứa.

Trẻ chậm nói có thể là chậm tiếp thu, chậm diễn đạt hoặc kết hợp cả hai.

Trẻ chậm nói là loại chậm phát triển phổ biến nhất, cứ 5 đứa trẻ thì có 1 đứa gặp vấn đề về học nói hoặc sử dụng từ ngữ muộn hơn những đứa trẻ khác. Nhiều trẻ sẽ cảm thấy bực bội khi chúng không thể bày tỏ những gì chúng cần hoặc muốn.

Chậm phát triển khả năng nói có thể là triệu chứng của nhiều rối loạn bao gồm chậm phát triển trí tuệ, mất thính lực, rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, trẻ bị tự kỷ, bại não,…

2. Biểu hiện của tình trạng trẻ chậm nói

Thông thường, bố mẹ rất khó nhận biết sớm bé có gặp tình trạng chậm nói hay không.

Mỗi trẻ em sẽ có một tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Vì vậy, việc bố mẹ so sánh con với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi có thể không giúp bố mẹ nhận biết trẻ có đang chậm phát triển ngôn ngữ hay không.

Dưới đây là một số biểu hiện cần theo dõi:

Trẻ đến 6 tháng tuổi:

  • Trẻ không cố gắng sử dụng cách giao tiếp bằng mắt.
  • Trẻ không nhìn bố mẹ khi được gọi tên.
  • Trẻ không quay sang nhìn đồ vật khi bạn nói về chúng.

Trẻ đến 12 tháng tuổi:

  • Trẻ không có khả năng giao tiếp với bố mẹ bằng âm thanh, cử chỉ hoặc lời nói.
  • Trẻ không có khả năng giao tiếp với bố mẹ khi bé cần sự giúp đỡ hoặc muốn điều gì đó.

Trẻ đến 18 tháng tuổi:

  • Trẻ không trả lời được các câu hỏi đơn giản như ” bố đâu rồi?”  hoặc ” mẹ đâu? “.
  • Trẻ không nói được 1 câu gồm 2 từ cạnh nhau như ” muốn uống nước ”  hoặc ” đi ra ngoài “

Trẻ đến 2 tuổi:

  • Trẻ không thể nói được khoảng 50 từ khác nhau, chỉ lặp lại những từ quen thuộc.
  • Trẻ chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động và không thể tự nói một cách tự nhiên.
  • Trẻ chỉ nói lặp đi lặp lại một số âm hoặc từ và không thể diển đạt được nhiều nhu cầu của trẻ.
  • Trẻ có giọng nói khác thường như giọng khàn hoặc giọng mũi.

Trẻ đến 3 tuổi:

  • Trẻ không thể kết hợp các từ thành cụm từ hoặc câu dài hơn như ” mẹ giúp con với ” hoặc ” con muốn uống nước “
  • Trẻ không hiểu và không trả lời được những câu hỏi dài như ” Con hãy lấy đồ chơi cất vào hộp ” hoặc ” trưa nay con muốn ăn gì? “

Trẻ từ 4 – 5 tuổi:

Một số trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ khi bắt đầu đi học mẫu giáo. Nếu những khó khăn này không đến từ chứng tự kỷ hoặc mất thính lực thì đó có thê là chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ.

Ở độ tuổi này, trẻ sẽ có những biểu hiện như: 

  • Gặp khó khăn để học từ mới và trò chuyện với bạn bè.
  • Sử dụng các câu ngắn, đơn giản và thường xuyên bỏ các từ quan trọng trong câu.
  • Không hiểu nghĩa của từ, câu hoặc câu chuyện.
Biểu hiện của trẻ chậm nói
Một số biểu hiện của trẻ chậm nói

Chậm nói đôi khi chỉ là tình trạng tạm thời. Trẻ có thể tự giải quyết hoặc cần sự hỗ trợ từ gia đình. Điều quan trong là bố mẹ cần khuyến khích con nói chuyện với bạn bằng các cử chỉ hoặc âm thanh.

3. Nguyên nhân chính làm trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong một số trường hợp, nhiều hơn 1 yếu tố góp phần gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Khiếm thính: Trẻ khiếm thính thường bị suy giảm khả năng ngôn ngữ, nếu trẻ không thể nghe được, việc học giao tiếp có thể khó khăn
  • Tự kỷ: Mặc dù không phải tất cả trẻ tự kỷ đều bị chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng chứng tự kỷ thường ảnh hưởng đến giao tiếp
  • Khuyết tật trí tuệ: Một loạt các khuyết tật trí tuệ có thể gây ra chậm phát triển ngôn ngữ, ví dụ chứng khó đọc và các khuyết tật học tập khác dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ

Nguyên nhân làm trẻ chậm nói

Ngoài 3 nguyên nhân chính như trên, các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây ra tình trạng trẻ chậm nói bao gồm:

  • Sinh non
  • Sinh con nhẹ cân
  • Gia đình có tiền sử về vấn đề ngôn ngữ hoặc lời nói
  • Bố mẹ bỏ bê nghiêm trọng vấn đề phát triển ngôn ngữ ở trẻ
  • Trẻ bị bại não.

Theo các chuyên gia tâm lý, não bộ của trẻ phát triển mạnh nhất là trong 3 năm đầu đời, đây cũng là giai đoạn vàng cho việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Bên cạnh những nguyên nhân ở trên thì phương pháp giáo dục của bố mẹ, người thân trong gia đình cũng ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Nhiều bố mẹ quá bận rộn hoặc nghĩ rằng trẻ sẽ tự phát triển khả năng ngôn ngữ mà bỏ qua bước tập nói cho trẻ những năm đầu đời.

Hoặc bố mẹ chiều con, tập cho trẻ thói quen sử dụng điện thoại, ít nói chuyện trao đổi với con cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.

4. Trẻ chậm nói nên bổ sung gì?

Bổ sung dinh dưỡng qua chế độ ăn hằng ngày là chưa đủ cho sự phát triển toàn diện trẻ.

Trong 3 năm đầu đời, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong phát triển trí não và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Não bộ kém phát triển sẽ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Chính vì thế, bố mẹ nên dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé, bù đắp phần dinh dưỡng còn thiếu trong thực đơn hằng ngày.

4.1 Bổ sung quả hạch

Tất cả các loại quả hạch như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu phộng,…đều giàu vitamin E và giúp bé tăng cường trí nhớ.

Chúng cũng cung cấp chất chống oxi hóa giúp bảo vệ, chống lại tổn thương tế bào.

Đặc biệt, quả óc chó rất giàu axit béo omega 3, thành phần rất tốt cho chức năng não bộ, trí nhớ và khả năng tư duy. Axit béo này cũng giúp bé phát triển khả năng nhận thức tốt hơn.

Chiết xuất quả óc chó và hạnh nhân cũng giúp bổ sung DHA cho trẻ
Quả óc chó và hạnh nhân giúp bổ sung DHA cho trẻ

4.2 Bổ sung các loại hạt

Các loại hạt như hạt lanh, hạt hướng dương, hạt chia, hạt dưa, vừng, bí ngô,.. cũng chứa các chất chống oxi hóa mạnh như vitamin E giúp bảo vệ não khỏi tác hại của gốc tự do.

Hạt hướng dương tác động đến tâm trạng tổng thể và khả năng xử lý cảm xúc. Do đó, nó được xem là món ăn nhẹ tăng cường trí não.

Hạt bí ngô chứa nhiều magie, đồng và kẽm cao hơn nhiều các loại hạt khác, giúp trẻ tăng khả năng tập trung và trí nhớ. Hạt bí ngon là một trong những thực phẩm tăng cường trí não dễ nhất cho trẻ em.

4.3 Bổ sung axit béo omega 3

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa axit béo omega 3 và chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), chậm nói và kém tập trung.

Chất béo lành mạnh này rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ và kiểm soát chứng chậm nói ở trẻ.

Ngoài ra, axit béo omega 3 rất cần thiết cho phát triển thị lực của trẻ sơ sinh, cải thiện chất lượng và số lượng giấc ngủ.

Omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, các trích, quả óc chó,…

4.4 Cho bé dùng bột ca cao

Bột ca cao nguyên chất không đường chứa các thành phần tăng cường trí não vì nó chứa một số lượng lớn các phân tử chống oxi hóa, chủ yếu là Epicatechin giúp cải thiện khả năng nhận thức và chậm nói ở trẻ.

Bố mẹ có thể cho bé dùng thêm bột ca cao từ sớm giúp phát triển trí não và khả năng ngôn ngữ của trẻ được tốt hơn.

4.5 Cho bé dùng rau đắng biển

Chiết xuất rau đắng biển
Rau đắng biển là một siêu thực phẩm cho trí não của trẻ

Rau đắng biển là một loại siêu thực phẩm cho não bộ được cho là có tác dụng giúp não bộ nhanh nhạy, bảo vệ tế bào não và tăng cường trí nhớ cho trẻ.

Rau đắng biển đã được chứng minh cải thiện khả năng học tập và phát triển sức mạnh thể chất cho trẻ.

Đây là lý do vì sao từ thời xa xưa, người ta thường cho trẻ dùng bộ rau đắng biển với mật ong để tăng sự tập trung, chú ý, giữ được sự bình tĩnh và giảm bớt đau khổ.

4.6 Bổ sung cốm phát triển trí não

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng thì nhiều bố mẹ cũng sẽ thắc mắc:  “ Trẻ chậm nói nên uống gì?

Một số loại thức uống bổ sung có thể dùng như bột ngũ cốc, cốm phát triến trí não hoặc sữa non.

Bột ngũ cốc dinh dưỡng cho bé thì đã quá quen thuộc với nhiều bố mẹ Việt Nam. Tuy nhiên, cốm phát triển trí não thì vẫn chưa được nhiều phụ huynh biết đến.

Cốm trí não đơn giản là một sản phẩm bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ như Omega 3, vitamin A, ngũ cốc, DHA tự nhiên,..

Cách sử dụng cốm trí não đơn giản như cách sử dụng ngũ cốc vậy, bố mẹ có thể bổ sung thêm cho bé sau bữa ăn chính hằng ngày.

Sản phẩm được bào chế dạng cốm hòa tan dễ hấp thu, chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho não bộ hoạt động hiệu quả.

Cốm Noben Kid cho trẻ chậm nói
Cốm Noben Kid được nhiều bố mẹ hiện nay sử dụng cho trẻ chậm nói

5. Trẻ chậm nói có kém thông minh không?

Trẻ chậm nói có kém thông minh hay là biểu hiện của thông mình vượt bậc?

Thật ra hiện nay chưa có một chứng mình nào về tình trạng trẻ chậm nói sẽ kém thông minh. Ngược lại, trẻ chậm nói cũng chưa chắc là đã thông minh.

Phần lớn những đứa trẻ chậm nói sáng dạ được xếp vào ” hội chứng Einstein có những đặc điểm sau đây:

  • Trẻ nói không quá 1 từ cho đến khi được 3, 5 tuổi.
  • Đặc điểm gia đình khác thường như trẻ có ba mẹ là nhà khoa học, toán học,..có kỹ năng phân tích tốt
  • Bố mẹ có một bộ nhớ vượt trội
  • Trẻ sớm phát triển năng khiếu, biết sử dụng nhạc cụ khi được hướng dẫn sơ sơ
  • Trẻ thường say mê một trò gì đó thái quá, đôi phi có những phản ứng cực đoan hoặc hay nhạy cảm chính là biểu hiện của trẻ có IQ cao.

Không có ai biết ” hội chứng Einstein ” phổ biến đến mức nào. Nó có thể đến từ di truyền, môi trường sống hoặc có thể xuất hiện đồng thời với chứng tự kỷ gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ.

6. Trẻ chậm nói có sao không?

Trẻ chậm nói phải làm sao

Trẻ chậm nói nếu không được can thiệp sớm sẽ để lại những hệ lụy khôn lường khi trẻ đến độ tuổi đi học.

Thời gian can thiệp tốt nhất là giai đoạn 2-3 tuổi, thời điểm vàng hình thành ngôn ngữ của trẻ.

Với một đứa trẻ chậm nói, con sẽ dùng hành động nhiều hơn. Khi tiếp xúc với những đứa trẻ khác, con chỉ có thể vui chơi và chạy nhảy theo các bạn nhưng không thể giao tiếp thành lời với bạn bè. Từ đó, tương tác xã hội của bé sẽ bị hạn chế.

Giai đoạn mầm non, con sẽ dùng lời nói để tập nói tên đồ vật, con vật, nhận thức những điều mới lạ. Nếu như trẻ không nói được dẫn đến con không tiếp thu được tri thức ở giai đoạn đầu đời.

Chính vì thế, trẻ chậm nói thường sẽ đi kèm với chậm nhận thức. Bố mẹ cần nhận thức rõ tác hại của việc chậm nói để có phương pháp giúp con phát triển ngôn ngữ toàn diện đúng theo độ tuổi của con.

7. Một số cách dạy trẻ chậm nói

Cách dạy trẻ chậm nói

Trường hợp trẻ chậm nói do khiếm khuyết cơ thể thì bố mẹ nên tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Nếu trẻ chậm nói do vấn đề về tâm lý thì bố mẹ nên xem lại cách giao tiếp hằng ngày với con.

Dưới dây là 3 cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả cho bố mẹ:

  • Nói chuyện nhiều hơn với trẻ

Nói chuyện nhiều hơn với trẻ là một hoạt động đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào.

Ví dụ, khi bố mẹ dẫn trẻ đi chơi, bạn có thể nói về những thứ thấy trên đường như ” Hoa này đẹp quá nè ” hoặc ” Ô tô kìa “

Một cách khác nữa là khi làm việc nhà hoặc nấu ăn, bố mẹ có thể nói về các bước làm cho bé nghe như ” Mẹ đi nấu cơm nè ” hoặc ” Bố đang chiên trứng kìa “.

Mặc dù việc này có thể khiến nhiều người cảm thấy ngớ ngẩn, nhưng con bạn đang học được rất nhiều thứ từ bạn đấy. Đây là chiến lược dạy con từ vựng mới và cách tạo từ thành câu.

  • Tập nói thông qua hình thức lựa chọn đồ chơi

Cho trẻ chậm nói tự lựa chọn đồ chơi cũng là cách tuyệt vời để khuyến khích khả năng giao tiếp của trẻ.

Bố mẹ giơ cao 2 thứ mà bé quan tâm như ô tô và sách. Khi giơ đồ vật lên, bạn gọi tên 2 đồ vật cho trẻ nghe. Sau đó, bạn hỏi trẻ muốn đồ vật nào.

Bé sẽ tìm cách truyền đạt ý muốn của chúng thông qua hành động như chỉ tay và nhìn vào nó.

Khi bạn đưa cho bé món đồ mong muốn, hãy lặp lại lựa chọn của bé như ” Đây là cuốn sách “.

  • Áp dụng kỹ thuật im lặng

Một kỹ thuật bố mẹ nên áp dụng khi dạy trẻ chậm nói đó là im lặng.

Khi bé yêu cầu điều gì đó, bạn hãy im lặng một vài giây để cho bé thử một số hình thức giao tiếp khác.

Trong thời gian im lặng này, bạn tuyệt đối không cung cấp các từ hoặc câu hỏi liên quan đến những gì mà bé cần, hãy im lặng và quan sát biểu hiện của bé.

Bằng cách này, bé sẽ tìm cách truyền đạt thông qua hành động và cố gắng nói một từ gì đó cho bố mẹ hiểu những gì chúng đang cần.

8. Trẻ chậm nói khám ở đâu tốt nhất?

Nếu bộ mẹ nghi ngờ trẻ chậm nói, cách tốt nhất là nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ cho bé kiểm tra thông qua các bài test như:

  • Khả năng phát âm của trẻ
  • Khả năng hiểu lời nói của trẻ
  • Phản ứng của trẻ với những ẩm thanh lớn
  • Trẻ có thể diễn đạt ngôn ngữ được không?
  • Tình trạng răng miệng của trẻ

Dưới đây, Blog Nuôi Dạy Con sẽ đưa ra 2 địa chỉ khám uy tín nhất cho bố mẹ

  • Bệnh viên Nhi Đồng ở HCM

Đây là địa chỉ khám các bệnh liên quan đến trẻ em uy tín nhất khu vực phía Nam. Bệnh viện Nhi Đồng có 2 chi nhánh tại Quận 10 và Quận 1.

Đầu tiên, bố mẹ sẽ đưa bé đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán bệnh lý cơ thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ như kiểm tra thần kinh và thính lực. Nếu trẻ không gặp các vấn đề về bệnh lý thì sẽ được đưa đến khoa phục hồi đề điều trị về âm ngữ và tâm vận động.

Sau khi có kết quả cuối cùng về tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn về quy trình điều trị để cải thiện trẻ chậm nói tại nhà gồm cách giáo dục từ bố mẹ, các trò chơi, hình ảnh,…

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ Nhi Đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, quận 10, TP. HCM

Địa chỉ Nhi Đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM

  • Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung Ương

Đây là 1 địa chỉ uy tín ở khu vực phía Bắc được đầu tư công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Bố mẹ khu vực phía Bắc có thể mang bé đến đây để kiểm tra nhé!

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 18/879 Đê La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội

Lời kết: 

Đọc đến đây chắc bố mẹ cũng phần não hiểu rõ hơn về tình trạng chậm nói ở trẻ, biết trẻ chậm nói nên bổ sung gì và cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả tại nhà.

Blog Nuôi Dạy Con muốn tổng kết lại như sau:

  • Chậm nói là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần xác định nguyên nhân làm trẻ chậm nói để có giải pháp phù hợp.
  • Xác định mức độ chậm nói của trẻ để đưa trẻ đến bệnh viện uy tín kiểm tra càng sớm càng tốt.
  • Bên cạnh tuân theo điều trị của bác sĩ, bố mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé thông qua chế độ ăn uống và các loại thực phẩm bổ sung.
  • Xem lại cách dạy trẻ chậm nói tại nhà theo các gợi ý ở trên.

Bố mẹ nên hiểu rõ tầm quan trọng của việc tập nói cho con để có những can thiệp hỗ trợ con nói tốt hơn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này, bố mẹ hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được hỗ trợ nhé!

Cảm ơn bố mẹ đã dành thời gian theo dõi! Hãy Like & Share bài viết bố mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top