Sữa Mẹ Ủ Ấm Để Được Bao Lâu? Top 3+ Cách Ủ Ấm Sữa Mẹ 2023

Sữa mẹ ủ ẩm để được bao lâu

Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu là vấn đề mà mẹ nào cũng quan tâm. Ủ ấm sữa là việc mà mẹ nào cũng phải làm sau khi sinh em bé nhưng kỹ thuật ủ sữa thì nhiều chị em chưa làm chuẩn dẫn đến hoa hụt dưỡng chất và có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ khi bú vào.

Trong bài viết này, mình sẽ giúp các mẹ có câu trả lời “Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu?”  và gợi ý 3 các cách ủ ấm sữa mẹ hiệu quả nhất hiện nay.

1. Thành phần dinh dưỡng bên trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn đầu đời. Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết gồm chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất,…giúp trẻ khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

Sữa mẹ không phải là thức ăn thông thường – nó mang lại nhiều giá trị cho trẻ hơn cả dinh dưỡng, cụ thể:

  • Sữa mẹ cung cấp hàng triệu tế bào sống, bao gồm các tế bào bạch cầu tăng cường miễn dịch, tế bào gốc giúp cơ thể trẻ phát triển và chữa lành.
  • Chứa hơn 1000 protein giúp bé phát triển hệ thần kinh não bộ và củng cố hệ miễn dịch.
  • Chứa hơn 200 loại đường phức hợp hoạt động như prebiotics, cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột của bé.
  • Sữa mẹ chứa hơn 40 loại enzym hỗ trợ hệ tiệu hóa, hệ miễn dịch và giúp hấp thụ sắt.
  • Cung cấp các axit béo chuỗi dài đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thần kinh của bé.

2. Tại sao cần ủ ấm sữa mẹ sau khi vắt ra?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ trong giai đoạn đầu đời. Đặc biệt, bé dưới 1 tuổi là đối tượng cần bú sữa mẹ hoàn toàn.

Bé bú trực tiếp là cách tốt nhất đảm bảo chất lượng của sữa mẹ. Nhưng trong giai đoạn 1 năm đầu đời không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho bé bú trực tiếp được.

Trường hợp mẹ phải đi làm sau thời gian nghỉ sinh, mẹ đi vắng nhà thì sữa mẹ cần phải vắt ra và bảo quản đúng cách.

Phương pháp ủ ấm sữa mẹ là cách được nhiều mẹ áp dụng giúp sữa giữ được độ ẩm cần thiết, tránh thất thoát chất dinh dưỡng và giúp sữa không bị hỏng trong một khoảng thời gian nhất định.

3. Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu?

Ủ ấm sữa mẹ để được bao lâu
Ủ ấm sữa mẹ để được bao lâu?

Hiện nay, hai phương pháp bảo quản sữa mẹ được dùng nhiều nhất là bảo quản trong tủ lạnh và ủ ấm sữa mẹ.

Phương pháp ủ ấm sữa mẹ rất thích hợp cho các trường hợp nhà bị mất điện và không bảo quản trong tủ lạnh được.

Vậy sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu để an toàn cho bé?

Thực tế, sữa mẹ sau khi vắt ra có nhiệt độ khoảng 37 độ C. Nhiệt độ lý tưởng nhất để ủ ấm sữa mẹ là 40 độ C. Nhiệt độ ủ ấm sữa mẹ chỉ cần cao hơn một chút so với thân nhiệt của người mẹ là được.

Nếu ủ ấm sữa mẹ ở nhiệt độ cao thì nó sẽ làm phân hủy một số dưỡng chất thiết yếu có cấu trúc không bền trong sữa mẹ.

Sữa mẹ sau khi vắt ra ủ ấm ở nhiệt độ 40 độ C thì nên dùng ngay trong vòng 1 giờ đầu tiên.

Sau 1 giờ mà bé chưa dùng hết thì mẹ nên bỏ phần sữa đó đi, không nên tiếc mà mang đi hâm nóng lại hoặc bỏ vào tủ lạnh bảo quản tiếp.

Nhiều mẹ thắc mắc rằng ủ ấm sữa ở nhiệt độ 40 độ C, 4 tiếng sau nếm thử sữa vẫn bình thường, không có dấu hiệu ôi thiu vậy có nên cho trẻ uống không.

Câu trả lời từ Blognuoidaycon.com là ” TUYỆT ĐỐI KHÔNG NHÉ ” .

Lý do là ở nhiệt độ 40 độ C, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Nên nếu ủ ấm sữa mẹ quá 1 giờ mà vẫn cho bé uống thì rất dễ bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ,…

Tìm hiểu thêm:

>> Sữa non tổ yến có tốt không? Nên mua sữa non tổ yến nào tốt?

>> Cốm ăn ngon cho bé tốt nhất

4. Ủ ấm sữa mẹ bằng máy hâm sữa để được bao lâu?

Ủ ấm sữa mẹ bằng máy hâm sữa để được bao lâu
Ủ ấm sữa mẹ bằng máy hâm sữa để được bao lâu?

Sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu hơn so với phương pháp ủ ấm sữa mẹ.

Ở nhiệt độ 25 độ C, sữa mẹ có thể giữ được từ 6 – 8 tiếng. Nhiệt độ càng thấp thì sữa sẽ giữ được càng lâu.

Cụ thể, sữa mẹ sau khi vắt được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể giữ được đến 4 ngày mà không bị ôi thiu. Sữa mẹ cấp đông thì có thể giữ lên đến 14 ngày.

Hiện nay, nhiều bố mẹ đã trang bị máy hâm sữa để bảo quản sữa mẹ. Máy hâm sữa vừa có thể ủ ấm sữa mẹ sau khi vắt, vừa có thể hâm nóng sữa sau khi lấy từ tủ lạnh để bé dễ uống hơn.

Nhưng dù bạn có sử dụng như thế nào đi nữa thì nhà sản xuất đều khuyến cáo chỉ nên cho bé sử dụng sữa hâm nóng trong vòng 1 giờ đầu tiên mà thôi.

5. Cách nhận biết sữa mẹ bị hư

Ngoài việc dựa vào thời gian bảo quản để biết sữa có hư hay không thì trong một số trường hợp bạn cũng có thể dựa vào màu sắc, mùi vị của sữa để biết được sữa có bị chua, nhiễm khuẩn hay không.

  • Cách 1: Dựa vào màu sắc của sữa

Sữa mẹ sau khi vắt ra sẽ có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ, mùi thơm nhẹ và có độ sánh nhất định.

Nếu không được bảo quản tốt, sữa mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn làm thay đổi màu sắc của sữa. Hoặc sữa mẹ có lớp váng tách biệt với lớp sữa, lắc không tan thì sữa đã bị hư, mẹ không nên cho bé bú nữa.

  • Cách 2: Dựa vào mùi vị

Sữa mẹ sau khi vắt sẽ có vị hơi béo, hơi ngọt và có một chút xíu vị mặn.

Trong quá trình bảo quản, vi khuẩn có thể xâm nhập vào sữa và gây ra những mùi vị lạ cho sữa mẹ.

Sữa mẹ bị hư thường có mùi chua, hơi tanh, có mùi hôi khó chịu và không được thơm.

Sữa mẹ bị chua nhanh có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Bảo quản không đúng cách
  • Vệ sinh bầu ngực chưa sạch trước khi vắt sữa tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển làm sữa chua nhanh hơn
  • Mẹ dùng nhiều thuốc kháng sinh cũng có thể làm sữa nhanh hư
  • Mẹ ăn nhiều loại thực phẩm có mùi tanh và nồng như cá, dầu cá, ăn nhiều tiêu, ớt, đồ ăn cay nóng,…sẽ làm cho sữa mẹ không được thơm và có mùi khó chịu.

Ngoài 2 cách trên, nếu khi cho bé bú sữa mà bé khước từ và quấy khóc khi mẹ cho bú bình thì rất có thể mùi vị sữa có vấn đề làm bé không muốn uống.

Cách nhận biết sữa mẹ bị hư

6. Bật mí 4 cách ủ ấm sữa mẹ đúng cách sau khi vắt ra

Ủ ấm sữa mẹ đúng cách giúp sữa không bị ôi thiu trong một thời gian nhất định, giữ được hàm lượng dưỡng chất bên trong sữa mẹ.

Sau đây, mình sẽ gợi ý 3 cách ủ ấm sữa mẹ được lâu nhất:

6.1 . Ủ ấm sữa mẹ bằng bình hoặc túi ủ sữa

Ủ ấm sữa mẹ bằng túi ủ sữa
Ủ ấm sữa mẹ bằng túi ủ sữa

Bình hoặc túi ủ sữa chuyên dụng rất tiện lợi để ủ ấm sữa mẹ dùng tại nhà hoặc mang đi ra ngoài.

Với cách này, mỗi lần đi ra ngoài thì bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản như vắt sữa cho ra bình đã được tiệt trùng, sau đó bạn cho bình vào túi ủ sữa

Bạn có thể dễ dàng mua bình và túi ủ sữa ở siêu thị hoặc các cửa hàng cho mẹ và bé. Lưu ý, bạn nên chọn các sản phẩm chất lượng một chút từ thương hiệu uy tín để có thể sử dụng lâu dài.

Tìm hiểu thêm: >> Bình sữa Comotomo có tốt không? 

6.2 Ủ ấm sữa mẹ bằng máy hâm sữa

Ủ ấm sữa bằng máy hâm sữa khá phổ biến hiện nay.

Máy hâm sữa có thể dùng để hâm nóng sữa mẹ sau khi lấy ra từ tủ lạnh hoặc giữ ấm cho sữa mẹ ở nhiệt độ thích hợp.

Thao tác ủ ấm sữa bằng máy cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần vắt sữa cho vào bình, sau đó đưa bình vào máy và bật công tắc.

Hiện nay, máy hâm sữa có giá thành khá rẻ chỉ từ 200 – 300k/máy.

6.3 Ủ ấm sữa mẹ bằng nước nóng

Ủ ấm sữa mẹ bằng nước nóng
Ủ ấm sữa mẹ bằng nước nóng

Trong trường hợp bạn chưa có máy hâm sữa, bình và túi ủ sữa thì có thể ủ ấm sữa mẹ bằng nước nóng.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần vắt sữa cho vào bình, đậy kín nắp và đặt bình sữa vào nước ấm 40 độ C.

Nhược điểm của cách này đó là bạn phải có nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ của nước vì nếu nước quá nóng sẽ làm hư sữa và bạn phải thay nước thường xuyên vì nước mấy nhiệt khá nhanh.

Ủ ấm sữa mẹ bằng nước nóng chỉ nên áp dụng trong trường hợp bạn cần giữ giữa trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút, nếu muốn lâu hơn thì nên chọn 2 cách trên.

7. Hướng dẫn ủ sữa mẹ trong tủ lạnh

Ủ sữa mẹ trong tủ lạnh là cách làm phổ biến mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, hầu hết các gia đình đều có tủ lạnh nên không khó để thực hiện.

Sau khi vắt sữa xong, bạn cho sữa vào túi trữ sữa mẹ chuyên dụng. Sau đó, bạn ghi rõ ngày vắt sữa và dán trên túi để dễ dàng theo dõi.

Với cách bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể sử dụng được tối đa 4 ngày.

Một số lưu ý khi bảo quản sữa bằng tủ lạnh:

  • Nên đặt sữa ở nơi lạnh nhất, hạn chế đặt trong cửa tủ lạnh vì nhiệt độ sẽ thay đổi khi đóng/mở cửa.
  • Nếu xác định trong 4 ngày tới không dùng đến phần sữa vừa vắt thì nên đông lạnh sữa để bảo quản chất lượng tốt nhất.
  • Nên chia nhỏ mỗi phần sữa từ 60 – 120ml tương ứng với lượng sữa mỗi lần dùng của bé để tránh lãng phí khi không dùng hết.

Hy vọng với bài viết này bạn sẽ biết được sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu và các cách ủ ấm sữa mẹ hiệu quả.

Nếu bạn còn câu hỏi nào về bài viết cần được giải đáp thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top