3 Cách Rã Đông Sữa Mẹ An Toàn Và Hiệu Quả Nhất

3 cách rã đông sữa mẹ an toàn và hiệu quả nhất

Trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, vì những lý do khác nhau mà nhiều mẹ chọn cách hút sữa – trữ đông để con dùng dần thay vì cho con bú mẹ trực tiếp.

Hút sữa – trữ đông – giã đông dường như đã là công việc quá quen thuộc của các mẹ bỉm sữa. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách rã đông sữa mẹ đúng để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng quý giá có trong sữa mẹ cho con.

Vậy, làm thế nào để rã đông sữa mẹ đúng cách? Blog Nuôi Dạy Con sẽ chia sẻ với các mẹ những cách rã đông sữa mẹ an toàn và hiệu quả nhất ngay trong bài viết dưới đây.

Hãy cùng tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Các cách rã đông sữa mẹ được dùng nhiều nhất

Sữa mẹ không chứa chất bảo quản nên rất dễ biến chất, hư hỏng. Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho con, các mẹ cần thực hiện trữ đông sữa mẹ & rã đông sữa mẹ đúng cách, chuẩn xác.

Nếu chị em nào vẫn chưa hiểu rõ về cách trữ đông sữa mẹ thì hãy đọc phần 5 – Cách trữ đông sữa mẹ đúng cách trước nhé!

Mình có chia sẻ ngắn gọn, đầy đủ những thông tin và lưu ý cần thiết khi trữ đông sữa ở phần này, đặt ở cuối bài viết cho mẹ nào cần.

Nếu mẹ nào tự tin đã trữ đông sữa mẹ đúng cách thì hãy đọc phần tiếp theo để biết cách rã đông sữa mẹ ngay thôi nào!

Cách rã đông sữa mẹ trong ngăn đá

Cách rã đông sữa mẹ trong ngăn đá
Cách rã đông sữa mẹ trong ngăn đá ( Hình minh họa)
  • Rã đông chậm bằng ngăn mát tủ lạnh

Trước khi cho bé sử dụng, mẹ cho sữa trữ đông xuống ngăn mát tủ lạnh và để qua đêm ( ít nhất 12 tiếng) để sữa rã đông về trạng thái lỏng.

Nếu mẹ thấy một lớp váng mỏng nổi lên trên, đó chính là chất béo có trong sữa mẹ. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ chỉ cần lắc nhẹ thì lớp màng sẽ hòa tan vào trong sữa trở lại.

Nhưng nếu mẹ thấy hiện tượng sữa bị kết tủa trắng đục thì sữa chắc chắn đã hỏng, không sử dụng được, không đảm bảo chất lượng và an toàn cho hệ tiêu hóa của con.

Sau khi sữa đã được rã mềm hoàn toàn sang dạng lỏng, các mẹ làm ấm sữa dưới vòi nước nóng lạnh của gia đình hoặc ngâm sữa vào bát nước ấm, với nhiệt độ khoảng 40 độ C.

Các mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng nếu có, ưu điểm là nhiệt độ hâm sữa sẽ chuẩn xác và bảo toàn lượng dinh dưỡng tốt hơn.

  • Rã đông sữa mẹ nhanh

Trong trường hợp mẹ quên lấy sữa trữ đông để cho vào ngăn mát, mẹ có thể áp dụng cách rã đông sữa mẹ nhanh dưới đây.

Cho túi sữa trữ đông vào chậu nước đá ở nhiệt độ phòng và dưới vòi chảy liên tục để rã đông sữa mẹ nhanh hơn.

Sau đó, khi sữa đã được rã đông hoàn toàn về trạng thái lỏng, các mẹ thực hiện hâm sữa như ở phần rã đông chậm.

Các mẹ lưu ý chỉ nên lấy đúng lượng sữa vừa ăn mỗi cử cho con, vì sữa mẹ đã rã đông tuyệt đối không thể cấp đông lại dùng tiếp, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

  • Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa

Bên cạnh cách rã đông sữa mẹ trong ngăn đá thủ công, các mẹ có thể tiết kiệm thời gian hơn với cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa.

Hiện nay, ngoài tính năng hâm sữa đơn thuần, có rất nhiều dòng máy hâm sữa đã tích hợp thêm chế độ rã đông giúp người dùng tăng trải nghiệm, tiết kiệm tối đa thời gian hâm sữa mà vẫn đảm bảo được lượng giá trị dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Với cách rã đông sữa mẹ này, mẹ cho túi sữa trữ đông vào khoang máy hâm sữa và chọn chế độ rã đông. Nhiệt độ mặc định cho chế độ này là 60 độ C, mẹ cũng có thể tùy chỉnh nhiệt độ tùy theo nhu cầu.

Cách rã đông sữa mẹ để ngăn mát

Rã đông sữa mẹ để ngăn mát
Rã đông sữa mẹ để ngăn mát ( Hình mình họa)

Sữa mẹ để ngăn mát chỉ có hạn sử dụng từ 1-3 ngày tùy vào nhiệt độ tủ lạnh, qua thời gian này mẹ tuyệt đối không được hâm nóng cho bé bú.

Tốt nhất mẹ nên cho bé sử dụng sữa mẹ để ngăn mát trong vòng 24h sau thời gian bắt đầu bảo quản.

Rã đông sữa mẹ đúng cách trong trường hợp này rất đơn giản, mẹ chỉ cần ngâm túi sữa trong bát nước ấm ở nhiệt độ 40 độ C hoặc dùng máy hâm sữa là có thể cho bé dùng được rồi.

Hướng dẫn chi tiết cách hâm sữa mẹ trữ đông

Sau khi rã đông sữa mẹ về dạng lỏng, cách hâm sữa mẹ đúng sẽ là bước cuối cùng quyết định giá trị dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Cách hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa

Các bước thực hiện cách hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa như sau:

  • Bước 1: Cho 1 lượng nước khoảng 110 ml vào khoang máy hâm sữa.
  • Bước 2: Cho túi sữa vào khoang máy và chọn chế độ hâm sữa.
  • Bước 3: Máy hâm sữa sẽ thực hiện hâm sữa ở nhiệt độ 40 độ C và tự động ngắt khi đạt nhiệt độ.
  • Bước 4: Mẹ cho sữa vào bình và kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho con bú.

Mẹo kiểm tra: Mẹ cho vài sữa giọt vào cổ tay để kiểm tra độ nóng của sữa trước khi cho bé bú. Lưu ý mẹ không được dùng ngón tay cho vào bình sữa, sẽ gây khả năng nhiễm khuẩn đối với sữa mẹ.

Ưu điểm

  • Sữa được làm ấm từ từ, đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
  • Nhiệt độ hâm sữa phù hợp, độ chính xác cao.
  • Thời gian hâm sữa nhanh, khoảng 3-5 phút.
  • Có chế độ tiệt trùng bình sữa, không sợ nhiễm khuẩn trong quá trình hâm sữa.

Nhược điểm

  • Phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, cần có nguồn điện thì máy mới hoạt động được.

Dưới đây là video hướng dẫn trữ đông và rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa đúng cách, các mẹ xem để hiểu rõ hơn nhé!

Các mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm về máy hâm sữa Fatz Baby tại website chính hãng. Đây hiện là dòng máy hâm sữa có giá thành bình dân, chất lượng tốt được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng.

Mình cũng có bài viết review chi tiết về dòng này, các mẹ cần tham khảo có thể đọc thêm tại đây.

Cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm

Cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm rất đơn giản, mẹ cần thực hiện các bước sau:

Cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị 1 bát nước ấm khoảng 40 độ C.
  • Bước 2: Đặt túi sữa vào bát sao cho phần túi sữa chìm hoàn toàn trong nước và túi sữa luôn luôn kín.
  • Bước 3: Mẹ thỉnh thoảng kiểm tra nhiệt độ túi sữa, sữa không quá nóng hoặc quá lạnh là đạt yêu cầu.
  • Bước 4: Mẹ cho sữa vào bình và kiểm tra nhiệt độ sữa 1 lần nữa trước khi cho con bú.

Ưu điểm

  • Sữa được làm ấm từ từ, giúp giữ được giá trị dinh dưỡng có trong sữa.
  • Đơn giản, dễ thực hiện, không tốn chi phí.

Nhược điểm

  • Nhiệt độ có thể không chính xác, mẹ nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước trước khi ngâm túi sữa.
  • Phụ thuộc vào nhiệt độ phòng, bát nước có thể nguội trước khi sữa được làm nóng.
  • Sữa có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình thực hiện, mẹ cần tiệt trùng sạch sẽ tất cả các dụng cụ.

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu
Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu

Bên cạnh cách hâm sữa đúng, việc nắm rõ sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu cũng rất quan trọng, vì nếu để quá thời gian cho phép, sữa sẽ bị biến chất.

Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể để ở nhiệt độ phòng từ 2-4 tiếng. Thế nhưng, sữa mẹ hâm nóng chỉ để được 1 giờ và chỉ hâm nóng 1 lần duy nhất, không được hâm đi hâm lại nhiều lần.

Những thông tin sữa mẹ hâm nóng có thể bảo quản 24 tiếng ở nhiệt độ phòng là hoàn toàn không chính xác.

Vi khuẩn có thể sống tốt ở cả hai môi trường nóng và lạnh, thậm chí còn phát triển tốt hơn ở điều kiện ấm và ẩm ướt. Thế nên, sữa mẹ hâm nóng để trong máy hâm sữa quá lâu cũng có thể bị hỏng.

Đối với sữa mẹ sau khi hâm nóng, các mẹ cũng chỉ để được trong máy hâm sữa 1 giờ, tương tự như bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên rằng sữa mẹ sau khi được hâm nóng nên cho bé dùng ngay, nếu còn dư có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 24 giờ.

Qua thời gian này, các mẹ bắt buộc phải đổ lượng sữa thừa đi, không được cấp đông dùng lại.

Đổ lượng sữa thừa này đi không phải là việc làm lãng phí mà chính là cách tốt nhất bảo vệ cho sức khỏe của con.

Những lưu ý khi rã đông sữa mẹ

Một số lưu ý khi rã đông sữa mẹ
Một số lưu ý khi rã đông sữa mẹ

Để rã đông sữa mẹ đúng cách, mẹ cần tránh những sai lầm thường gặp gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa, cụ thể như sau:

  • Bỏ trực tiếp sữa mẹ trữ đông vào nước nóng cho nhanh

Đây không phải là cách rã đông sữa mẹ nhanh được khuyên dùng. Việc này sẽ làm mất hết các dưỡng chất có trong sữa do sự thay đổi nhiệt quá đột ngột.

  • Rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng

Lò vi sóng tuy có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp nhưng không làm sữa ấm đều, dẫn đến sữa có phần nóng, phần lạnh, không an toàn cho bé.

Bên cạnh đó, trong lò vi sóng còn có rất nhiều vi khuẩn khác vì lò này chuyên dụng để hâm các loại thức ăn khác nhau.

Nếu mẹ không có máy hâm sữa thì tốt nhất nên rã đông sữa mẹ bằng nước ấm, tuyệt đối không nên dùng lò vi sóng.

  • Rã đông nhiều sữa cùng một lúc, con không dùng hết lại bỏ vào tủ lạnh

Điều này tuyệt đối không được các mẹ nhé!

Khi trữ đông sữa mẹ, các mẹ nên chia sữa vào các túi sao cho vừa với mỗi cử bú của con. Khi rã đông, mẹ chỉ cần rã 1 túi sữa theo cử bú của con là được.

Nếu rã đông nhiều sữa cùng một lúc mà bé không dùng hết, phần sữa còn lại có thể bảo quản trong ngăn mát và sử dụng trong 24 giờ.

Sau thời gian này, mẹ bắt buộc phải đổ bỏ lượng sữa thừa này, không được cấp đông trở lại cho bé dùng.

Vậy nên, mẹ phải thực hiện trữ đông và rã đông sữa mẹ đúng cách để không lãng phí lượng sữa mẹ và không gây ảnh hưởng cho sức khỏe của con.

  • Rã đông sữa mới và trộn chung với sữa cũ

Cách sáng tạo này cũng là hệ lụy của việc mẹ rã đông nhiều sữa ở cử trước, sau đó rã thêm sữa mới và trộn với sữa cũ để cho con bú.

Sự sáng tạo này không giúp con hấp thu được chất dinh dưỡng, ngược lại có thể khiến con đi ngoài, bất ổn đường ruột.

Vì vậy, tuyệt đối là không nên các mẹ nhé!

  • Lắc sữa quá mạnh tay

Có một điều mẹ cần lưu ý khi cho con bú sữa mẹ, đó là ” lắc thật nhẹ tay trước khi uống”.

Sữa mẹ hoàn toàn không có chất bảo quản nên rất dễ biến chất, mất chất nếu có bất kì một tác động mạnh nào.

Vậy nên, mẹ chỉ xoay và lắc nhẹ túi sữa, bình sữa để giúp giữ nguyên cấu trúc phân tử ban đầu của các protein và kháng thể nhé.

Cách trữ đông sữa mẹ đúng cách

Cách trữ đông sữa mẹ
Cách trữ đông sữa mẹ

Việc trữ đông sữa mẹ tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại khiến không ít chị em bối rối, đặc biệt đối với những ai lần đầu làm mẹ.

Điều đầu tiên các mẹ cần lưu ý khi hút sữa và trữ đông sữa mẹ, đó là phải rửa sạch tay, lau sạch bầu ngực, đầu ti và đảm bảo các dụng cụ trữ, hút sữa đã được khử khuẩn sạch sẽ.

Mẹ có thể tiệt trùng các dụng cụ trữ sữa bằng các loại máy tiệt trùng chuyên dụng hoặc luộc dụng cụ qua nước sôi sạch.

Các dụng cụ trữ sữa phải có nắp đậy, được làm từ chất liệu thủy tinh hoặc nhựa an toàn không chứa BPA. Ngoài ra, mẹ có thể dùng các loại túi trữ sữa chuyên dụng, có vạch kẻ dung tích rất tiện lợi.

Sau khi sữa được hút hoặc vắt ra, mẹ nên cho ngay vào các dụng cụ trữ sữa, đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh để tránh nhiễm khuẩn.

Mẹ lưu ý không nên bảo quản sữa trong tủ lạnh gia đình vì có rất nhiều loại đồ ăn khác nhau, chứa nhiều loại vi khuẩn có thể xâm nhập và làm hỏng sữa mẹ.

Tốt nhất là mẹ nên trữ đông sữa mẹ ở một ngăn tủ có cánh riêng hoặc một tủ lạnh khác, không để chung với các loại thực phẩm này.

” Hạn sử dụng” của sữa mẹ trữ đông phụ thuộc vào nhiệt độ trữ đông và cách bảo quản, chi tiết như sau:

  • Nhiệt độ phòng: từ 4-6 tiếng, tốt nhất là dùng trước 2 tiếng.
  • Nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh ( 0-4 độ): 1-3 ngày, tốt nhất là dùng trong 24h sau khi bảo quản ngăn mát.
  • Nhiệt độ ngăn đông tủ lạnh: 4 tháng, tốt nhất là dùng trước 3 tháng.
  • Nhiệt độ trong tủ đông trữ sữa mẹ chuyên dụng: 6-12 tháng, tốt nhất là dùng trước 6 tháng.

Chất lượng sữa mẹ sẽ được bảo quản tốt trong mức nhiệt độ thấp và ổn định. Vì vậy, mẹ nên cố gắng cấp đông âm – sâu cho sữa, tức là để sữa vào sâu bên trong, hạn chế để sữa ở cánh tủ lạnh, tránh thất thoát nhiệt độ ra ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top