Làm Gì Khi Trẻ Lười Học, Chán Học? 10 Nguyên Nhân & Giải Pháp Cho Bố Mẹ

Bố mẹ thường thắc mắc ” Tại sao con mình lười học, chán học? “. Sự thật là, hầu hết những đứa trẻ lười học, chán học không thực sự lười biếng, có thể có nhiều lý do tiềm ẩn khiến trẻ có vẻ lười học.
Vậy nguyên nhân nào làm trẻ lười học, chán học và làm thế nào tạo động lực học tập cho con? Bài viết này, Blog Nuôi Dạy Con sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp cho tình trạng này.
Nguyên nhân làm trẻ lười học, chán học
Đa phần mọi người sẽ gán cho những đứa trẻ lười học với các mác “lười biếng” ngụ ý rằng chúng không có khả năng học tập tốt.
Có rất nhiều lý do khiến trẻ lười học từ thể chất đến tâm lý nhưng lại ít được biết đến. Phần lớn trẻ lười học do sự thiếu năng lượng từ bên trong gây nên mệt mỏi, buồn chán, không muốn học.
Bước đầu tiên, bố mẹ cần xác định được nguyên nhân trẻ lười học đến từ đâu để tìm giải pháp phù hợp nhất.

1. Trẻ ham chơi
Trẻ thấy việc học làm trẻ bị kiểm soát, mất tự do không có thời gian đi chơi đùa nên trẻ cực kỳ ghét.
Trẻ nhỏ chỉ quan tâm tới những việc làm trẻ thích thú và phần lớn trẻ nhỏ không thích học.
2. Trẻ bị khuyết tật học tập
Trẻ bị khuyết tật học tập là những trẻ gặp các vấn đề như chậm tiếp thu, khó đọc, khó nói, khó viết và khó làm toán.
Các vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiếp thu và học hỏi của trẻ. Chúng sẽ không hứng thú và mất động lực với việc học.
Bố mẹ và giáo viên thì nghĩ rằng trẻ lười học, chán học, kém thông minh và không nhận ra được nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng này.
3. Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những chứng rối loạn thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
Trẻ có triệu chứng tăng động giảm chú ý và gặp khó khăn trong việc tập trung.
Các triệu chứng tăng động giảm chú ý không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và động lực học tập của trẻ.
ADHD có 3 loại chính:
- Chủ yếu là hiếu động quá mức, bốc đồng.
- Chủ yếu là không chú ý, kém tập trung.
- Kết hợp cả 2.
Dù trẻ thuộc loại nào trong 3 loại này thì đều gặp vấn đề về tập trung. Trẻ kém tập trung sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như học trước quên sau, kết quả học tập sa sút, mất động lực học tập,…ảnh hưởng đến thành công sau này của trẻ.
4. Trẻ bị thiếu ngủ
Thiếu ngủ có thể dẫn đến trẻ lười học và không còn động lực học tập.
Khi trẻ không được ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ mệt mỏi vào ban ngày, ảnh hưởng đến quá trình học tập và kết quả học tập của trẻ.
Thiếu ngủ có thể đến từ việc trẻ thức khuya chơi game trên điện thoại hoặc xem Youtube. Ngoài việc trễ giờ đi ngủ, các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
5. Trẻ bị thiếu chất

Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng trong suốt quá trình phát triển trí não của trẻ.
Một chế độ ăn uống cần bằng, giàu dinh dưỡng như cá hồi, thịt gà, thịt heo, rau củ quả,… và các loại thực phẩm hỗ trợ phát triển trí não như quả óc chó, hạnh nhân, yến mạch, bơ,…là cực kỳ cần thiết.
Nếu trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng cho não bộ hoạt động hiệu quả, trẻ sẽ khó tập trung, hay xao nhãng dẫn đến chán học, lười học. Bố mẹ hãy xây dựng một thực đơn ăn uống phù hợp cho trẻ và bổ sung thêm cốm trí não để giúp trẻ tăng khả năng tập trung, tăng trí nhớ và nhạy bén hơn.
6. Trẻ bị trầm cảm
Trẻ em bị trầm cảm thường sẽ không đủ động lực và năng lượng để tham gia vào các hoạt động hằng ngày, kể cả việc học.
Mất ngủ cũng là một triệu chứng của bệnh trầm cảm vì có tới 90% người bị trầm cảm gặp vấn đề về giấc ngủ.
Nếu trẻ bị trầm cảm thì trẻ sẽ không hứng thú với bất kỳ vấn đề gì, kể cả việc học ở trường và ở nhà.
7. Trẻ bị rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ sẽ lo sợ quá mức về một tình huống chuẩn bị xảy ra, lặp lại và kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.
Rối loạn lo âu sẽ làm trẻ ngại phát biểu trogn lớp, ngại kết bạn, ngại tham gia các hoạt động ở trường.
Trẻ luôn cảm thấy xấu hổ, sợ hãi, cô đơn và không có động lực học tập.
8. Sự kiểm soát của bố mẹ
Sự kiểm soát của bố mẹ làm mất tinh thần học của trẻ. Trẻ phải học bằng mọi cách bất kể có muốn hay không vì để đối phó với bố mẹ.
Việc kiểm soát như vậy sẽ làm giảm động lực học tập của con cái, học chỉ mang tính chất đối phó, lâu dần trẻ lười học và không hứng thú với việc học nữa.
9. Trẻ bị căng thẳng
Căng thẳng cũng là nguyên nhân phổ biến làm trẻ lười học.
Khi căng thẳng, nồng độ Dopamine trong não sẽ giảm xuống khiến trẻ cảm thấy không có động lực để làm bất cứ điều gì.
Có rất nhiều lý do khiến trẻ bị căng thẳng như gia đình có người đột ngột qua đời, bố mẹ chia tay, cãi nhau, đánh nhau, chuyển đến sống ở một nơi xa lạ, tranh cãi với bạn bè,…
10. Trẻ bị thiếu kiến thức
Nếu trẻ gặp khó khăn ở một môn nào đó, chúng thường sẽ không thích học.
Ví dụ, trẻ tính toán chậm sẽ không thích học môn toán, trẻ cảm thấy quá khó để học và làm bài tập. Điều này khiến trẻ lười học và buồn chán.
Nếu trẻ lười học do không nắm vững kiến thức, bố mẹ nên đồng hành cũng con, giải đáp thắc mắc liên quan đến môn học và hướng dẫn trẻ làm bài tập.
Kết luận:
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ lười học, tùy vào nguyên nhân mà mỗi trẻ sẽ có một biểu hiện khác nhau.
Cách nhận biết trẻ lười học, chán học
1. Trẻ không chịu làm bài tập về nhà
Trẻ lười học, chán học thường sẽ không làm bài tập về nhà. Trẻ ngồi vào ghế hàng giờ nhưng vẫn loay hoay không chịu làm bài tập.
Khi bố mẹ hỏi thì viện đủ lý do như bài khó, thầy cô không giao bài tập,…để đối phó.

2. Điểm số của trẻ trượt dốc
Nếu kết quả học tập của trẻ bị giảm sút đáng kể, bố mẹ nên ngồi lại với trẻ để tìm ra nguyên nhân.
Theo kinh nghiệm, phần lớn điểm số của trẻ bị giảm sút do tình trạng lười học, chán học. Nếu trẻ không có động lực học tập, không làm bài tập về nhà và học bài trước khi đến lớp thì không thể nào học tốt được.
Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ vẫn đi học đều đặn, làm bài tập thường xuyên nhưng do khả năng tiếp thu kém dẫn đến học không hiệu quả.
3. Trẻ nói rằng trẻ chán học
Trẻ nói rằng ” Con chán học “, ” Con sợ đi học ” đều là dấu hiệu cho thấy trẻ chán học, lười học.
Phần lớn trẻ nhỏ mới bắt đầu đi học đều không thích học, bố mẹ cần giúp trẻ tìm ra niềm vui trong học tập, đồng hành cùng con trong giai đoạn này.
4. Trẻ không tập trung
Trẻ không tập trung, thường xuyên xao lãng là biểu hiện của trẻ lười học, chán học, không muốn học.
Tình trạng này xảy ra ở trường và ở nhà, bố mẹ nên quan sát để tìm ra nguyên nhân và chấn chỉnh trẻ.
Trẻ không tập trung có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như trẻ lười học, chán học, trẻ ngồi gần bạn thường xuyên nói chuyện, trẻ ngồi gần cửa sổ, không gian học tập có nhiều âm thanh kích thích trẻ,…
Kết luận:
Khi biết trẻ lười học, chán học thì bố mẹ không nên quát mắt và đánh đòn vì rất dễ tạo thêm áp lực làm trẻ lười học hơn. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp để trẻ hứng thú hơn với việc học.
Giải pháp cải thiện trẻ lười học, chán học
Mỗi đứa trẻ là duy nhất, do đó trẻ cần một môi trường thích hợp để phát huy hết khả năng của mình.
Trẻ em ngày nay có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hình giải trí khác nhau khiến chúng dễ bị xao nhãng việc học. Trẻ cảm thấy khó tập trung và không muốn học.
Vậy làm thế nào để trẻ lười học hứng thú hơn trong học tập? Dưới đây là một số giải pháp bố mẹ có thể áp dụng.
1. Tạo một môi trường phù hợp cho trẻ học
Tạo môi trường học tập phù hợp là cách dễ nhất giúp trẻ tập trung, không bị phân tâm khi học bài.
- Không gian yên tĩnh là điều cần thiết, trẻ không bị phân tâm bởi chương trình giải trí hay tiếng động xung quanh.
- Bố mẹ cho trẻ ăn no trước khi học và uống đủ nước để đảm bảo trẻ có thể tập trung tốt nhất.
- Bố mẹ chuẩn bị đầy đủ bút chì, cục tẩy, máy tính, giấy và các dụng cụ khác, đảm bảo trẻ không lãng phí thời gian khi cố gắng tìm chúng.

2. Làm gì khi trẻ lười học? – Khuyến khích trẻ đặt mục tiêu
Nếu trẻ lười học, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ thiết lập một mục tiêu học tập có thể đạt được. Một mục tiêu cụ thể sẽ giúp trẻ có định hướng rõ ràng về những gì cần làm.
Khi trẻ đạt được mục tiêu, sự tự tin của trẻ sẽ tăng lên.
Cách đặt mục tiêu cho trẻ lười học:
- Hoàn thành bài tập.
- Xem lại bài học trên lớp và làm bài tập về nhà.
Đây chỉ là những mục tiêu cơ bản mà đứa trẻ nào đang đi học đều phải làm. Nhưng với trẻ lười học, khi chúng hoàn thành mục tiêu này trong một thời gian dài sẽ trở thành thói quen và điều này sẽ làm giảm sự lười biếng của trẻ.
Bố mẹ nào cũng muốn con mình thật giỏi giang nên thường đặt tiêu chuẩn thật cao và yêu cầu trẻ phải đạt được.
Tuy nhiên, bố mẹ cần hiểu hậu quả của việc đặt mục tiêu không thực tế. Trẻ sẽ cảm thấy căng thẳng và áp lực, từ đó có thể sẽ mất động lực học tập.
Do đó, khi đặt mục tục tiêu cho trẻ, bố mẹ nên chọn mục tiêu thức tế và nằm trong khả năng của trẻ là tốt nhất.
3. Làm gì khi trẻ lười học? – Cho trẻ biết mục đích của việc học
Thật khó để hứng thú khi trẻ không biết học để làm cái gì. Một số bố mẹ cố gắng động viên trẻ lười học bằng cách nói với trẻ phải học hành chăm chỉ để đạt điểm cao và thành công trong tương lai.
Nhưng trẻ còn quá nhỏ để hiểu mục đích của việc thành công trong tương lai là gì. Vì vậy, trẻ không có động lực cho việc học dẫn đến lười học và chán học.
Bố mẹ hãy nói với trẻ sự liên quan của từng môn học, giải thích ứng dụng thực tế của liến thức ở trường vào cuộc sống hằng ngày để thúc đẩy trẻ chăm chỉ học tập.
Ví dụ, bạn dạy cho trẻ cách áp dụng kiến thức toán học vào việc đếm tiền và đo lường thực tế.
4. Bố mẹ hãy làm gương
Trẻ có xu hướng bắt chước hành động của người lớn bất kể hành động đó là tốt hay xấu. Trẻ em học hỏi từ những gì chúng nhìn thấy.
Do đó, nếu bạn muốn trẻ lười học chăm chỉ làm bài tập và học bài trên lớp, bố mẹ hãy ngồi xuống học cùng với trẻ.

5. Có phần thưởng khi bé đạt mục tiêu
Sử dụng phần thưởng là cách được nhiều phụ huynh và giáo viên sử dụng.
Bố mẹ nên trao phần thưởng khi con đạt điểm cao trong các bài kiểm tra hoặc phần thưởng khi con đạt thứ hạng tốt trong lớp.
Khi trẻ được thưởng, chúng sẽ hào hứng và nỗ lực hơn trong học tập để đạt được phần thưởng tiếp theo.
6. Làm gì khi trẻ lười học? – Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời
Các hoạt động ngoài trời là một cách giúp cải thiện tâm trạng và khiến trẻ thư thái hơn.
Bố mẹ hãy cho trẻ tham gia vào các hoạt động như dọn vườn, đi dạo ngoài vườn, chăm sóc cây cỏ vì điều này có thể giúp giảm tình trạng trẻ lười học.
7. Làm gì khi trẻ lười học? – Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý
Học tập và nghỉ ngơi cần được cân bằng. Nghỉ ngơi đủ thì trẻ mới có đủ năng lượng và tinh thân để học tập.
Khá nhiều bố mẹ hiện nay bắt trẻ học quá sức, học trên trường, học thêm, học kỹ năng,…làm trẻ luôn bận rộn, không có thời gian vui chơi để thư giãn đầu óc.
Dần dần, trẻ không đủ minh mẫn để tiếp tục việc học, dẫn đến lười học và chán học.
Vì vậy, bố mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, tham giá các hoạt động ngoại khóa và cho trẻ giao lưu với bạn bè để học tập hiệu quả hơn.
8. Dạy trẻ cách cho đi
Hãy dạy cho trẻ cách cho đi trong cả gia đình và xã hội bằng cách tham gia vào các hoạt động tình nguyện mang lợi ích cho cộng đồng.
Các hoạt động tình nguyện sẽ giúp trẻ có thái độ biết ơn và bằng lòng với những gì mình đang có, không cảm thấy tủi thân với những gì mình không có.
Khi trẻ học cách cho đi, trẻ cũng học được cách sử dụng thời gian và nguồn lực để làm những việc xứng đáng.
Câu hỏi thường gặp:
1. Ép trẻ lười học có hiệu quả không?
Ép buộc không phải là điều tốt nhất mà bố mẹ nên làm, mấu chốt nằm ở việc bố mẹ nuôi dưỡng được mong muốn ham học hỏi và phát triển kỹ năng của trẻ. Khi đó, trẻ sẽ tự giác học tập mà chẳng cần ai phải nhắc nhở.
2. Vì sao trẻ mất hứng thú học tập?
Trẻ nhỏ thường không nhận thức được tầm quan trong của việc học, điều chúng quan tâm nhất là được tự do vui chơi.
Trẻ cảm thấy việc học rất khó chịu và những môn học ở trường thật khó. Bố mẹ nên giúp bé nhận thức được tầm quan trọng của việc học để trẻ có động lực hơn trong học tập.
Lời kết
Làm khi khi trẻ lười học, chán học là vấn đề khiến nhiều bố mẹ đau đầu hiện nay. Hy vọng những nguyên nhân làm trẻ lười học, chán học và giải pháp chi tiết trong bài viết phần nào giúp ích được cho bố mẹ trong hành trình nuôi dạy con trẻ.
Để lại bình luận bên dưới nếu bố mẹ có câu hỏi nào cần được giải đáp liên quan đến chủ đề ” Làm gì khi trẻ lười học, chán học? “, đỗi ngũ biên tập sẽ sớm giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trả lời