Giáo dục sớm cho trẻ là gì? TOP 4 phương pháp tốt nhất

Khi tìm hiểu kiến thức về việc chăm sóc con trẻ, bạn thường đặt câu hỏi Làm sao để trẻ tăng cân nhanh chóng? hay chú trọng Giáo dục sớm cho trẻ như thế nào?.
Phần lớn các bậc cha mẹ quan tâm chăm sóc đặc biệt đến sức khỏe thể chất của trẻ, điều này đúng nhưng chưa đủ.
Một yếu tố khác có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhưng thường bị bỏ quên, đó chính là sức khỏe tinh thần.
Sức khỏe tinh thần là một trong những yếu tố quyết định đến tính cách của trẻ.
Trẻ sẽ trở thành một người chủ động, hoạt bát, tự tin hay rụt rè, dựa dẫm? Phần lớn sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình này.
Vốn dĩ, sức khỏe tinh thần không được chú ý đầy đủ bởi nó không hiện hữu trước mắt chúng ta, chúng khó nhìn thấy và không khiến ta phải băn khoăn.
Điều này không đồng nghĩa với việc sức khỏe tinh thần không quan trọng, mà ngược lại nó vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy, phương pháp giáo dục sớm đã ra đời, phủ sóng ở các diễn đàn giáo dục trong nước và quốc tế.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bàn về phương pháp giáo dục sớm cho trẻ, nhằm giúp các bậc phụ có thể hiểu đúng và làm đúng, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
Giáo dục sớm là gì? Có nên giáo dục sớm cho trẻ?

Giáo dục sớm (GDS) là phương thức giáo dục nhằm kích thích sự phát triển tối đa não bộ của trẻ từ khi còn nằm trong bào thai đến 6 tuổi.
Mục đích của giáo dục sớm là tạo điều kiện cho con phát triển những tố chất đẹp, từ đó làm cơ sở cho sự hình thành tính cách sau này.
Nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng giáo dục sớm với việc cho trẻ học đọc, học viết, học làm toán sớm, nhồi nhét cho trẻ học càng nhiều càng tốt.
Cách nghĩ này là hoàn toàn sai trái, các bậc cha mẹ phải dừng ngay nếu không muốn để lại hậu quả cho con mình nhé.
Thực chất, giáo dục sớm là làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, thuận theo nhu cầu khám phá của trẻ.
Nhiệm vụ chính của các bậc cha mẹ là tạo ra môi trường mang tính trí tuệ, vận động, thẩm mỹ,… phù hợp với trẻ. Môi trường được tạo ra xung quanh trẻ sẽ tập trung bổ trợ cho trẻ nhận diện hình ảnh, mặt chữ và con số.

Trong giai đoạn tuổi này, nếu trẻ được giáo dục sớm đúng cách, phát triển thuận lợi thì sẽ xây dựng được những thói quen tốt, tính cách tốt, làm tiền đề vững chắc cho hành trình học tập về sau.
Ngoài ra, thông qua việc giáo dục sớm, cha mẹ có thể phát hiện năng khiếu bẩm sinh của trẻ, từ đó bồi dưỡng và định hướng đúng đắn, giúp trẻ phát huy hết khả năng, biến năng khiếu trở thành năng lực thực sự.
Tóm lại, khi bàn về giáo dục sớm, các bậc cha mẹ cần chú ý các ý chính sau:
- Giáo dục sớm không phải là cho con học các kiến thức, lý thuyết hàn lâm sớm, mà là tạo điều kiện cho trẻ khám phá thế giới.
- Vai trò chính của cha mẹ trong giáo dục sớm là một người bạn, một người đồng hành luôn yêu thương, tôn trọng và khuyến khích trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất.
- Cha mẹ đóng vai trò định hướng trong hoạt động “chơi” của trẻ. Làm cách nào để trẻ học mà như chơi, chơi mà vẫn học là câu hỏi đặt ra cho phụ huynh.
- Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi đùa, nói chuyện, học tập cùng con. Không phải đáp ứng nhu cầu của trẻ là đưa chiếc smartphone cho trẻ, giáo dục sớm cần rất nhiều sự kiên trì và tình yêu thương từ ba mẹ.
- Tùy vào các độ tuổi khác nhau, sẽ có phương pháp giáo dục sớm khác nhau, để đáp ứng sự thay đổi về tâm lý cũng như khả năng nhận thức của trẻ.
Cơ sở khoa học của phương pháp giáo dục sớm

Theo nghiên cứu cho thấy, từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng kim cho sự phát triển não bộ ở trẻ.
Trong giai đoạn này, não bộ trẻ có các đặc tính riêng biệt và sẽ không xuất hiện lại ở bất kỳ độ tuổi nào sau này, đó chính là khả năng tiếp thu vô hạn và sự mềm dẻo, linh hoạt.
Điều này có nghĩa là gì?
Khi trẻ tiếp cận một điều mới, trẻ không quan tâm điều đó có khó hay không mà quan trọng là trẻ có hứng thú với kiến thức này hay không.
Não bộ của mỗi bé đều tiềm ẩn một khả năng riêng, việc của cha mẹ là khai phá, kích thích, giúp trẻ phát huy hết các tiềm năng vốn có đó, thậm chí là vượt trội hơn.
Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, các tiềm năng đó sẽ mãi nằm trong não bộ của trẻ, không được sử dụng.
Sau này, nếu muốn luyện tập thì sẽ vất vả hơn rất nhiều nhưng hiệu quả vẫn sẽ không cao.

Điển hình trên thế giới xuất hiện các thần đồng toán học chỉ mới 5,6 tuổi.
Bởi vì niềm đam mê với các con số đã được đánh thức “đúng thời điểm”, cộng thêm năng khiếu và sự giáo dục đúng đắn, nên trẻ đã có thể phát huy vượt trội tiềm năng của bản thân.
Có thể nói, não bộ của trẻ trong giai đoạn tuổi này như một trang giấy trắng, trẻ có thể tiếp thu mọi thông tin, kiến thức xung quanh một cách không giới hạn và cũng không có chọn lọc.
Chính vì thế, giáo dục sớm cực kỳ quan trọng, giúp trẻ được dẫn dắt, định hướng, khuyến khích tiếp thu các thông tin có chọn lọc.
Top 4 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ tốt nhất hiện nay
1. Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman được nghiên cứu bởi giáo sư Glenn Doman và các cộng sự tại Viện nghiên cứu và phát triển tiềm năng con người IAHP.
Đặc điểm của phương pháp này là cha mẹ có thể thực hiện tại nhà, chính cha mẹ có thể là người dạy trẻ, mà không cần đến trường lớp hay thầy cô có chuyên môn.
Nội dung của phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman là sử dụng các bộ flashcard để dạy học cho trẻ.
Có thể bố mẹ quan tâm:
Phần mềm học Tiếng anh online Monkey Junior – chương trình học tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp tráo thẻ thanh kích thích não phải.
Ứng dụng khả năng chụp ảnh nguyên mảng của não phải, trong quá trình học, ba mẹ sẽ tráo thẻ flashcard để não có thể chụp hình lại, thực hiện nhiều lần và sau một thời gian trẻ sẽ ghi nhớ hình ảnh lẫn mặt chữ và các con số.
Các bộ flashcard có ưu điểm là hình ảnh màu sắc đẹp mắt, sinh động, thu hút sự chú ý và khơi dậy hứng thú, sự tò mò của trẻ.
Bằng cách này, trẻ có thể biết học, biết làm toán sớm nhưng không bị áp lực như cách dạy thông thường.
Ngược lại, trẻ còn rất chủ động và hứng thú với việc học tập.
2, Phương pháp giáo dục sớm Montessori

Đây là phương pháp giáo dục được nghiên cứu bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori, chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học, đặc biệt giáo dục trẻ mầm non.
Phương pháp giáo dục sớm Montessori đã được áp dụng từ những năm đầu thế kỉ 20 ở các nước có nền giáo dục tiên tiến và vẫn giữ nguyên giá trị cho đến tận bây giờ.
Phương pháp này chỉ mới được du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây.
Đặc điểm nổi bật của phương pháp Montessori là nhấn mạnh tính tự lập, tôn trọng nhu cầu khám phá thế giới và sở thích riêng biệt, tạo điều kiện tối đa để trẻ “tự do trong khuôn khổ” nhằm phát huy hết khả năng của mình.
Nội dung chương trình Montessori tập trung vào các lĩnh vực như: thực hành vào cuộc sống, phát triển các giác quan, toán học, địa lý, lịch sử, nghệ thuật, giáo dục thể chất,…
Trẻ sẽ dần xây dựng được tính chủ động và hứng thú trong thế giới và đam mê riêng của mình.
Trẻ có thể tự học, tự chơi, tự nhìn nhận thế giới một cách tự nhiên mà vẫn nằm trong sự tính toán và định hướng của cha mẹ.
3. Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia

Reggio Emilia là phương pháp giáo dục sớm được phát triển bởi nhà Tâm lý học người Ý Loris Malaguzzi.
Đặc điểm của phương pháp giáo dục này nhấn mạnh đến việc lấy trẻ làm trung tâm.
Điều này giúp tạo ra một môi trường học tập mở, năng động, sáng tạo, luôn khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và khám phá thế giới xung quanh một cách tự giác và tích cực.
Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia hướng đến hình mẫu một đứa trẻ hoạt bát, giàu năng lượng, mạnh mẽ tự tin và khát khao học hỏi kiến thức.
3 yếu tố quan trọng của phương pháp Reggio Emilia chính là trẻ em, môi trường và giáo viên.
Trong đó, trẻ ở vị trí trung tâm nắm vai trò chủ động tìm kiếm kiến thức.
Giáo viên là người hướng dẫn trải nghiệm, định hướng khám phá, là người luôn lắng nghe, đặt câu hỏi và quan sát trẻ để khám phá năng lực thực sự của trẻ.
Cuối cùng, môi trường chính là yếu tố bổ trợ cần thiết nhằm tạo không gian cho trẻ khám phá thế giới xung quanh.
4. Phương pháp giáo dục sớm Steam

STEAM là sự kết hợp giữa phương pháp giáo dục sớm STEM & ART.
Đây là phương pháp giáo dục hiện đại, chú trọng đến thực hành, phá đi rào cản giữa cơ sở lý thuyết hàn lâm và thực tiễn, tạo nên những cá thể có năng lực thực sự.
Phương pháp giáo sớm STEAM là sự tích hợp hài hòa giữa 5 kỹ năng khoa học ( Science), công nghệ ( Technology), kỹ thuật ( Engineering), nghệ thuật sáng tạo ( Art) và toán học ( Math).
Bản chất của phương pháp này là nhằm cung cấp cho trẻ những cơ sở lý thuyết của các lĩnh vực trên và từ đó áp dụng vào thực tế, tạo ra sản phẩm ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Nội dung của phương pháp STEAM trọng tâm là thực hiện các dự án, cho trẻ sáng tạo và thực hiện dự án theo cách riêng của mình.
Thầy cô là người hướng dẫn, giúp đỡ, tạo môi trường để trẻ tư duy tự do trong khuôn khổ.
Phương pháp trên kích thích tính tự lập, sự tích cực trong tham gia hoạt động của trẻ.
Thêm vào đó, các kỹ năng như tự tìm tòi, tính trách nhiệm, khả năng tư duy cũng phát triển theo.
Nên chọn phương pháp giáo dục sớm nào cho trẻ?

Giáo dục sớm cho trẻ là một quá trình xuyên suốt vô cùng khó khăn, đòi hỏi ba mẹ có đủ sự yêu thương, kiên nhẫn, tôn trọng con để con phát huy hết tiềm năng của mình.
Thông qua các phương pháp giáo dục sớm, phần nào định hướng cho ba mẹ phải và sẽ làm gì trong giai đoạn này.
Để thế giới quan của trẻ trở nên phong phú và đa dạng, giáo dục sớm cần sự kết hợp từ ba mẹ lẫn nhà trường.
Việc linh hoạt áp dụng tất cả các phương pháp giáo dục sớm nói trên sẽ là cách tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là ở cha mẹ.
Sự tương tác giữa cha mẹ và con ở giai đoạn đầu đời là điều quý giá nhất, cha mẹ chính là những thầy cô giáo đầu tiên tuyệt vời nhất của con.
Chính vì vậy, hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện, chơi đùa và học tập cùng con, bố mẹ nhé!
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các bậc phụ hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục sớm cho trẻ.
Tất cả các phương pháp này đều có chung mục đích là giúp các bé phát triển tối đa với những tiềm năng sẵn có cả về trí tuệ, cảm xúc lẫn thể chất.
Hành trình nuôi con khôn lớn không chỉ là trách nhiệm mà còn như một cuộc phiêu lưu ký, chúc bố mẹ nhiều sức khỏe và luôn đủ kiên nhẫn, vững bước cùng con nhé!
Trả lời