TOP 10 Cách Tăng Cường Trí Nhớ Cho Học Sinh Hiệu Quả

Trí nhớ và khả năng tập trung là yếu tố quyết định sự hiệu quả trong học tập của trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có được trí nhớ và mức độ tập trung như mong muốn. Với những cách tăng cường trí nhớ cho học sinh dưới đây, Blog Nuôi Dạy Con hi vọng rằng các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ tự tin hơn trên con đường chinh phục tri thức và đạt được kết quả học tập tốt hơn.
Cùng bắt đầu thôi nào!
1. Tại sao phải tăng cường trí nhớ cho học sinh?
Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu tại sao phải áp dụng các biện pháp tăng cường trí nhớ cho trẻ?
Một nhà sinh lý học người Nga I.M.Sechenov đã nói rằng “Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”.
Trí nhớ là một quá trình phức tạp gồm tiếp nhận – truyền – lưu giữ và nhớ lại thông tin với sự tham gia phối hợp của rất nhiều tế bào não.

Hay nói cách khác, trẻ tư duy nhanh hay chậm, trí nhớ tốt hay không đều liên quan khả năng làm việc của các tế bào thần kinh não.
Và, não bộ cũng giống như cơ thể chúng ta vậy! Nó chỉ thật sự khỏe mạnh khi được dùng đúng cách, ăn uống dinh dưỡng và ngủ nghỉ hợp lý.
Khi tế bào thần kinh đã thực sự mệt mỏi, việc trẻ cố gắng ghi nhớ cũng chỉ trở nên “vô nghĩa”.
Dưới áp lực học tập ngày nay, đặc biệt vào mùa thi cử, tình trạng não bộ của trẻ luôn ở mức căng thẳng và quá tải.
Chính vì vậy, việc áp dụng các cách tăng cường trí nhớ cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng, giúp trẻ tăng cường sức khỏe cho não bộ để vượt qua các kỳ thi với kết quả tốt hơn.
2. Một số thói quen xấu khiến trẻ càng học càng quên
Trước khi thực hiện các cách tăng cường trí nhớ cho trẻ, cha mẹ hãy chắc chắn đã loại bỏ những thói quen xấu khiến trẻ càng học càng quên dưới đây.
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, mặc dù một phần trí thông minh của trẻ là do di truyền nhưng nó cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng và môi trường sống.
Trẻ ngày càng trở nên kém thông minh, chậm chạp, trì hoãn, … có thể vì chính những thói quen xấu hàng ngày ảnh hưởng đến trẻ.
Hình thành một thói quen tốt đã rất khó, nhưng thay đổi một thói quen xấu lại càng khó hơn. Nếu cha mẹ không chú ý thay đổi thì rất có thể những thói quen xấu này sẽ đi cùng cuộc đời của trẻ.
2.1 Thức khuya
Một trong những chức năng quan trọng nhất của giấc ngủ là củng cố trí nhớ dài hạn.Não bộ tạo ra rất nhiều kết nối trong ngày nhưng không phải tất cả chúng đều được lưu trữ. Vì vậy, giấc ngủ là thời gian cần thiết để não bộ sắp xếp hợp lý các sự kiện cần ghi nhớ.
Trẻ em thức khuya quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí não lẫn thể chất. Trẻ luôn thức dậy với trạng thái uể oải, thiếu ngủ và ngày càng trở nên chậm chạp.
Chính vì thế, cách tăng cường trí nhớ cho học sinh đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao đó là cho trẻ ngủ đủ giấc trước khi đến trường.
Tình trạng thiếu ngủ do thức khuya ở trẻ em có rất nhiều ảnh hưởng trong ngắn hạn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với não bộ đang phát triển. Đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên ngủ rất nhiều. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em tiểu học ngủ thêm 18 phút mỗi đêm sẽ giúp đạt kiểm cao hơn trong môn Toán và tiếng Anh.
2.2 Không ăn sáng
Hệ lụy của việc thức khuya là dậy trễ và không kịp thời gian ăn sáng trước khi đến trường. Bữa sáng tuy là bữa đơn giản nhất trong ba bữa nhưng cũng không được lơ là.

Đặc biệt đối với trẻ em đang ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trọng, nếu thiếu bữa ăn sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái tinh thần, đến lớp sẽ không nghe lời giảng, lừ đừ, dẫn đến trẻ không tập trung hay quên.
Bên cạnh đó, với tâm lý luôn sợ con đói hoặc lo con ăn ít không lớn được, nhiều bố mẹ ép con ăn quá no.
Nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng, tế bào não sẽ sớm suy yếu, trí lực giảm sút, càng ngày càng kém linh hoạt, thông minh vì phần lớn năng lượng cơ thể đã ưu tiên dành cho vấn đề tiêu hóa thay vì hoạt động não bộ.
Đó là lý do vì sao người Việt ta thường hay có câu nói ” căng dây bụng, chùn dây mắt”. Hãy cho con ăn đủ bữa và đủ khẩu phần thôi bố mẹ nhé!
>> Giải đáp: Tre hoc khong nho chữ và không nhớ số phải làm sao?
>> Cốm tăng cường trí nhớ loại nào an toàn và hiệu quả nhất hiện nay?
2.3 Thích xem ti vi và điện thoại di động

Đối với trẻ nhỏ, việc xem ti vi, di động và các thiết bị điện tử quá nhiều là một thói quen cực kỳ xấu. Điều này không chỉ gây hại cho thị lực mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của não bộ.
Tư duy của trẻ cần phải ở trạng thái tiến triển liên tục để suy nghĩ, tìm tòi và khám phá cái mới. Khi trẻ nghiện các chương trình TV, thiết bị điện tử, não bộ của trẻ hầu như sẽ không hoạt động, chỉ có một chiều tiếp nhận, nên trẻ sẽ trở nên lười suy nghĩ, thụ động hơn.
2.4 Luôn ép trẻ học
Việc áp lực học hành, thi cử khiến trẻ phải nhồi nhét thêm nhiều kiến thức bất kể ngày đêm.
Điều này sẽ gây ra tình trạng quá tải cho não bộ, khiến trẻ càng học càng quên.

Thay vào đó, các bậc phụ huynh hãy giúp con hoàn thành và nắm vững kiến thức mỗi bài học hiệu quả để không bị ứ đọng khi tới mùa thi.
Ngoài ra, do kỳ vọng từ cha mẹ quá lớn nên luôn ép con trẻ học. Tuy nhiên, trẻ con không có khả năng tự đứng dậy sau thất bại như người lớn.
Vì vậy, sau mỗi thất bại, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, thất vọng và càng ngày càng tự ti về bản thân.
Nếu một đứa trẻ ít khi có được cảm giác chiến thắng thì dần dần, chúng sẽ biến thành đứa trẻ nhút nhát, luôn lo lắng và cảm thấy mình ngu dốt.
>> Giải đáp: Có nên cho con học toán tư duy?
>> Toán tư duy Soroban là gì ?
>> Review khóa học tiếng anh online cho trẻ em tốt nhất hiện nay
3. Gợi ý 10 cách tăng cường trí nhớ cho học sinh hiệu quả nhất
Để giúp trẻ tăng cường trí nhớ hiệu quả, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:
3.1 Tập luyện trí não
Chức năng trí nhớ của bộ não, cũng tương tự như cơ bắp, rất cần con người phải tập luyện và vận dụng hằng ngày để nó quen nhịp và hoạt động khỏe mạnh.

Trẻ thực hiện càng nhiều hoạt động liên quan đến bộ não và trí nhớ thì trẻ sẽ càng xử lý cũng như ghi nhớ thông tin tốt hơn.
Mỗi ngày hãy giúp trẻ tiếp cận với các thử thách vận dụng trí óc để suy nghĩ, tập luyện tinh thần. Như vậy, tư duy của sẽ trẻ luôn ở trong trạng thái tiến triển liên tục.
Tập luyện trí não mỗi ngày thật sự là cách tăng cường trí nhớ cho học sinh hữu hiệu mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua.
3.2 Ghi chép đầy đủ kiến thức là cách tăng cường trí nhớ cho học sinh dễ dàng áp dụng
Khuyến khích trẻ ghi chép lại các kiến thức quan trọng cũng được xem là một cách tăng cường trí nhớ hiệu quả.

Tốt nhất, các bậc phụ huynh đừng nên để trẻ lạm dụng máy tính, điện thoại thông minh hay các thiết bị công nghệ khác.
Các thiết bị tiện nghi này chỉ mang tính chất hỗ trợ, và chỉ thật sự hữu ích khi trẻ hiểu rõ lợi – hại của cách ghi chép này.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng giấy bút để ghi chép kiến thức bằng tay sẽ giúp cho bộ não xử lý tiếp nhận và ghi nhớ được nhiều thông tin hơn.
3.3 Sử dụng các thực phẩm bổ não cho trẻ em
Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất lớn trong việc tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung của trẻ.
Cách tăng cường trí nhớ cho học sinh rất đơn giản, đó là sử dụng các thực phẩm bổ não cho trẻ em vào thực đơn hàng ngày giúp não hoạt động hiệu quả và tập trung hơn.
Não bộ thông thường cần được cung cấp khoảng 400 kcal/ngày. Tuy nhiên, với học sinh vào mùa thi, nhu cầu này lại cần tăng cao một cách vượt trội.
Một số loại thực phẩm bổ não cho trẻ có thể kể đến như:
- Nhóm chất béo: cá hồi, cá mòi, quả bơ, các loại quả hạch, …
- Nhóm chất đạm: trứng, cá, thịt, sữa, …
- Nhóm tinh bột: yến mạch, ngũ cốc, cơm gạo, …
- Nhóm vitamin: vitamin D (lòng đỏ trứng, dầu cá), vitamin B (ngũ cốc, thịt nạc, ngũ cốc nguyên cám, gan, rau màu xanh đậm), vitamin C (cam quýt, bông cải xanh, cà chua), …
- Nhóm chất khoáng: sắt, kẽm, i-ốt, … có trong tảo biển, bưởi, các loại rau lá có màu xanh đậm ( rau chân vịt, cải xoăn, …), …
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể bổ sung thuốc bổ não tăng cường trí nhớ cho trẻ em, giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết mà chế độ dinh dưỡng hàng ngày còn thiếu.
>> Cách sử dụng cốm G Brain giúp bé học tốt hơn sau 30 ngày
3.4 Cách tăng cường trí nhớ cho học sinh bằng tập thể dục
Vận động cơ thể, tập luyện thể dục thể thao được xem là phương pháp hữu hiệu để cải thiện nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Và, tăng cường trí nhớ cũng không phải là một vấn đề ngoại lệ.

Tập thể dục giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy cả trực tiếp và gián tiếp. Khi cơ thể vận động sẽ kích thích các thay đổi như giảm kháng insulin và viêm nhiễm, tăng sinh các chất giúp phát triển mạch máu mới của não.
Nếu vận động một cách hợp lý, thường xuyên và khoa học sẽ giúp tăng sự tỉnh táo cung cấp thêm oxy cho não bộ.
Ngoài ra, việc làm này còn kích thích sản sinh ra các tế bào thần kinh phụ trách việc ghi nhớ, giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ hiệu quả.
Tập thể dục giúp tăng cường trí nhớ gián tiếp bằng cách cải thiện giấc ngủ và tâm trạng, giảm cảm giác căng thẳng và lo lắng.
3.5 Thiền và thư giãn sau thời gian học tập
Áp lực, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài đều gây những ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ, thậm chí còn gây suy giảm chức năng não bộ.
Thiền có thể giúp não cải thiện trí nhớ. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiền giúp cải thiện chức năng não, giảm các dấu hiệu thoái hóa não và cải thiện cả trí nhớ làm việc và trí nhớ dài hạn.
Do đó, sau những giờ học tập căng thẳng, các bậc phụ huynh hãy giúp trẻ có những niềm vui để tinh thần được thư giãn và thoải mái hơn.
Ví dụ như nghe nhạc, xem phim hoạt hình, ăn vặt món bé yêu thích, đi dạo ngoài công viên, … cũng là một cách giúp trẻ thư giãn, phục hồi sức khỏe não bộ và tăng cường trí nhớ hiệu quả.
3.6 Giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể
Thực phẩm có đường thường có hương vị thơm ngon và được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ em.
Có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng việc uống quá nhiều đồ ngọt, bao gồm cả nước ép trái cây nhiều đường có liên quan với tổng khối lượng não thấp hơn, đây là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.
Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như trái cây, là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh, giúp tăng cường trí nhớ cho học sinh hiệu quả.
Tránh đồ uống ngọt có đường và thực phẩm có thêm đường cũng là cách tăng cường trí nhớ cho học sinh hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến trí nhớ kém và giảm khối lượng não, đặc biệt là ở vùng lưu trữ trí nhớ ngắn hạn.
3.7 Uống nhiều nước
Uống nhiều nước khoảng trên 1,5 lít nước mỗi ngày là một trong những cách tăng cường trí nhớ cho học sinh ít ai ngờ tới.
Cơ thể trẻ đã có 7 đến 9 giờ để ngủ và không được cung cấp nước. Nước rất cần thiết cho hoạt động các chất thải cũng như cân bằng chất lỏng.
Các nghiên cứu về trẻ em cho kết quả rằng uống nhiều nước sẽ giúp tăng khả năng chống lại những bệnh lý của hệ thần kinh và những rối loạn tâm thần.
Hãy chắc chắn rằng hệ thần kinh của trẻ không bị thiếu nước sau một ngày học tập mệt mỏi bố mẹ nhé!
3.8 Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe não bộ và được xem là cách tăng cường trí nhớ cho học sinh đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Một giấc ngủ đủ thường kéo dài 7 – 9 tiếng từ đêm hôm nay đến sáng hôm sau, giúp não bộ tạo ra và lưu giữ những ký ức dài hạn.
Ngủ đủ giấc sẽ khiến tinh thần minh mẫn, cơ thể dồi dào năng lượng, từ đó, não bộ cũng hoạt động tốt hơn, tăng cường trí nhớ hiệu quả hơn.
3.9 Bổ dung dầu cá
Dầu cá tự nhiên rất giàu omega 3 chứa nhiều axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).
DHA và EPA là những chất được chứng minh cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng và làm chậm sự suy giảm nhận thức.
Bạn có thể bổ sung DHA và EPA qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày như cá hồi, cá thu, tôm, cua, mực, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt,…Ngoài ra, bạn có thể cho bé dùng viên dầu cá bổ sung DHA được bào chế với hàm lượng phù hợp cho cơ thể trẻ nhỏ.
3.10 Cắt giảm carbs tinh chế
Việc tiêu thụ một lượng lớn carbs tinh chế như bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc, bánh mì trắng,… có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ.
Những thực phẩm này có chỉ số đường huyết cao nên làm lượng đường trong máu tăng đột biến.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, carbs tinh chế liên quan đến chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức, điều này hoàn toàn đúng trên trẻ em.
4. Lời khuyên cho bố mẹ
Trên đây là tất cả những chia sẻ của Blog Nuôi Dạy Con về các cách tăng cường trí nhớ cho học sinh hiệu quả, hi vọng các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều thông tin hữu ích. Từ đó, cha mẹ có thể thoải mái vận dụng các phương pháp phù hợp cho trẻ để giúp con đạt được kết quả học tập tốt hơn.
Trước khi áp dụng các cách tăng cường trì nhớ cho học sinh được liệt kê trong bài viết, bố mẹ nên chấn chỉnh các thói quen của trẻ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, sau đó mới áp dụng để mang lại hiệu quả tối ưu.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết, hẹn gặp lại ở những chia sẻ tiếp theo!
Trả lời